Theo dõi biến đổi khí hậu bằng phương pháp mới

Một nghiên cứu vừa đưa ra mô hình theo dõi sự ấm lên của thế giới sử dụng phương pháp thống kê mới cho phép các nhà khoa học dự đoán khí hậu đến tận năm 2070 và nhiệt độ tăng trung bình ra sao trên khắp Bắc Mỹ.

Nhóm nghiên cứu của Noel Cressie và Emily Kang Đại học bang Ohio đã kết hợp cả hai mô hình theo dõi khí hậu quy mô nhỏ và lớn, lập các phương trình mô tả các quá trình vật lý như đường dẫn năng lượng hoặc nước qua bầu khí quyển, đại dương và đất. Nhưng để không làm phức tạp hóa mô hình khí hậu, các nhà khoa học đã lập mô hình theo hướng đơn giản bằng việc sử dụng kỹ thuật tham số, tất nhiên là theo sự linh hoạt.

Mô hình cho phép dự đoán khí hậu ở Bắc Mỹ xa tới năm 2070 (Ảnh: Livescience)

Tương tự như vậy, nhóm lập mô hình với các mức độ chi tiết khác nhau, trong đó có 4 trong 10 lớp đất bề mặt được lập mô hình. Kết quả cho thấy, các mô hình sẽ cho câu trả lời khác nhau tùy theo quy mô địa lý, trong đó, mô hình lớn có thể dự đoán bao quát toàn càu trong khi mô hình khu vực chỉ tập trung trên quy mô nhỏ hơn.

Để có câu trả lời giống nhau, bước đầu Kang và Cressie sẽ định lượng các nguồn biến đổi trong các số liệu của mỗi mô hình. Sau đó suy ra sự thay đổi nhiệt độ và khả năng biến đổi một cách chắc chắn và cùng đồng thuận. Điều này, đã được 2 nhà khoa học áp dụng vào xem xét vùng Bắc Mỹ. Họ đã chia lục địa ra thành 12 nghìn hình vuông lưới, mỗi hình có diện tích 50km. Từ tính toán dữ liệu của mỗi điểm nhỏ, họ có thể tính được sự thay đổi trong tổng thể và sự ấm lên của khí hậu theo mùa trên toàn lục địa. Trong đó, toàn bộ vùng Tây Bắc Đông Nam Á và Thái Bình Dương sẽ nóng lên 2 độ C vào năm 2070 với xác xuất dự đoán chính xác đến 97,5%.

Mặc dù Liên hợp quốc đang tiến hành dự đoán biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu và nghiên cứu của Kang và Cressie chỉ là một phần trong dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Mỹ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nghiên cứu trên không có giá trị. Hai nhà khoa học đã làm nổi bật sự đa dạng trong kết quả nghiên cứu của mình và rút ra sự biến đổi khí hậu trong từng mùa với xác xuất cao (95%). Khía cạnh quan trọng nhất của nghiên cứu này là việc sử dụng phương pháp thống kê kết hợp được hai loại mô hình.

 

Theo Đất Việt, Livescience