Thiết bị X quang ‘đúp’ tăng gấp đôi tốc độ chụp

Thiết bị X quang 'đúp' tăng gấp đôi tốc độ chụp

Một loại máy scan tiên tiến vừa ra đời với khả năng chụp ảnh trong thời gian ngắn hơn nhịp tim. Chiếc Somatom Definition chứa hai thiết bị scan, nhờ thế thu được hình ảnh cơ thể nhanh gấp đôi bình thường.

Thiết bị X quang 'đúp' tăng gấp đôi tốc độ chụp

Ảnh scan cơ, xương và mạch máu của một người đàn ông 65 tuổi.

Hãng sản xuất Siemens cho biết nhờ tốc độ cao, nên thiết bị này rất lý tưởng trong việc chẩn đoán bệnh tim mạch. Nó sẽ được tung ra tại Anh vào mùa thu năm tới.

Các chuyên gia scan cho biết công nghệ chụp “đúp” có thể làm giảm nhu cầu cần thêm những kỹ thuật chẩn đoán xâm lấn.

Công nghệ scan CT sử dụng thiết bị X quang đặc biệt để thu ảnh từ những góc độ khác nhau quanh cơ thể. Một máy tính sau đó sẽ xử lý thông tin để cho ra hình ảnh mặt cắt mô và các bộ phận bên trong. Theo truyền thống, các máy scan chỉ chứa 1 ống X quang, với một ầu dò nằm trực diện. Máy scan sẽ di chuyển xoắn ốc quanh người bệnh, từ đầu xuống ngón chân để cho ra hình ảnh toàn diện. Hiện tại, loại máy này có thể thực hiện được 3 vòng quay mỗi giây.

Tuy nhiên, các nhà khoa học muốn tăng tốc nhịp quay, vì thế việc kiểm tra tổng thể sẽ nhanh hơn. Điều đó cũng có nghĩa là bệnh nhân sẽ được chụp nhanh hơn, dành thời gian cho nhiều người bệnh khác.

Theo Gunter Dombrowe, giám đốc các giải pháp y học Siemens ở Anh, về mặt kỹ thuật không thể bắt các máy scan truyền thống làm việc nhanh hơn nữa. Để khắc phục vấn đề này, chiếc máy Somatom Definition sử dụng hai ống X quang và hai đầu dò. Một ống bắt đầu ở góc 0° và tiếp tục chạy quanh cơ thể tới 90°, trong khi ống còn lại bắt đầu ở góc 90° và kết thúc ở 180°, nhờ thế sẽ rút ngắn thời gian chụp còn một nửa.

Tiến sĩ Dombrowe cho biết điều này đặc biệt quan trọng khi thực hiện kiểm tra tim. Hiện tại, việc chụp CT tim đòi hỏi bệnh nhân phải dùng một loại dược phẩm để tim chạy chậm lại, tạo ra hình ảnh rõ nét. Nhờ loại máy scan mới, bác sĩ có thể thấy được hình ảnh gần như tĩnh của tim.

Chiếc Somatom Definition đầu tiên được lắp đặt tại Đại học Erlangen ở Đức.

 

Theo VnExpress