Thời gian ngủ tốt nhất cho từng độ tuổi

Thời gian ngủ tốt nhất cho từng độ tuổi

Thời gian ngủ tốt nhất sẽ khác nhau ở mỗi độ tuổi, những người 30-60 tuổi nên ngủ khoảng 7 tiếng/ngày trong khi người 13-29 tuổi nên ngủ 8 tiếng/ngày.

Các nghiên cứu cho thấy, những người mỗi tối ngủ trung bình 7-8 tiếng thường có tuổi thọ cao nhất, còn những người ngủ trung bình dưới 4 tiếng/ngày thì có tuổi thọ ngắn hơn tới 80%. Tuy nhiên, theo khoa học thời gian ngủ tốt nhất sẽ khác nhau ở mỗi độ tuổi.
 
Bạn hãy xem thời gian ngủ thích hợp cho mỗi độ tuổi như thế nào nhé!
  • 1

    Người già trên 60 tuổi: Ngủ 5,5-7 tiếng/ngày

    Người già nên ngủ trước 12h đêm, thời gian ngủ buổi tối khoảng 6-7 tiếng, thậm chí là 5,5 tiếng là đủ. Số liệu do Hiệp hội phòng chống bệnh Alzheimer Mỹ công bố cho thấy, những người ngủ 7 tiếng/ngày có tốc độ lão hóa não chậm hơn những người khác tới 2 năm. Nếu ngủ ít hơn 5,5 tiếng sẽ khiến độ tập trung giảm, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong sớm hoặc mắc bệnh Alzheimer.
     
    Lời khuyên: Vấn đề giấc ngủ thường gặp nhất ở người già là mơ nhiều và mất ngủ. Mơ nhiều là do chức năng não của người già có thể đang bị thoái hóa. Mất ngủ đa số là do giảm bài tiết melatonin trong cơ thể gây ra, melatonin là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giấc ngủ. 
     
    Những người già ngủ kém, tốt nhất nên tạo cho mình thói quen ngủ trưa với thời gian khoảng 1 tiếng. Nếu không, dây thần kinh trung ương não sẽ bị ức chế mạnh, giảm lưu thông máu trong não, làm chậm tốc độ trao đổi chất, cơ thể dễ bị mệt mỏi sau khi tỉnh dậy, thậm chí còn buồn ngủ hơn.

    Thời gian ngủ tốt nhất cho từng độ tuổi
  • 2

    Người lớn từ 30-60 tuổi: Ngủ khoảng 7 tiếng/ngày

    Nam giới trưởng thành cần ngủ khoảng 6,49 tiếng/ngày, phụ nữ cần ngủ khoảng 7,5 tiếng/ngày, và phải bảo đảm “thời gian ngủ chất lượng” từ 10h tối đến 5h sáng. Bởi vì lúc này cơ thể dễ đạt trạng thái ngủ sâu, giúp làm giải tỏa mệt mỏi.
     
    Lời khuyên: Nếu những người ở độ tuổi này thiếu ngủ, hầu như liên quan tới lão hóa não, stress hoặc các thói quen xấu như ăn uống quá nhiều. Ngoài việc cố gắng giảm stress, có thể tạo môi trường ngủ yên tĩnh, giảm tiếng ồn, thông gió, chọn gối có độ cao 10- 15cm, độ cứng vừa phải. Những người thiếu ngủ cũng có thể ngủ bù 1 tiếng vào buổi trưa.
  • 3

    Thanh thiếu niên từ 13-29 tuổi: Ngủ khoảng 8 tiếng/ngày 

    Thanh thiếu niên ở độ tuổi này cần phải ngủ 8 tiếng/ngày và phải tuân theo nguyên tắc ngủ sớm dậy sớm, bảo đảm đi vào giấc ngủ sâu lúc 3h đêm. Nên ngủ trước 12h và dậy lúc 6h sáng, cuối tuần cũng không nên ngủ nướng. Bởi vì thời gian ngủ quá dài sẽ đảo lộn đồng hồ sinh học, thiếu năng lượng, ảnh hưởng tới trí nhớ và bỏ lỡ bữa sáng, làm rốn loạn ăn uống.
     
    Lời khuyên: Thanh niên thường có thói quen thức khuya, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần của ngày hôm sau, dễ làm da bị tổn thương, mọc mụn trứng cá, sạm da… Thức khuya lâu ngày còn ảnh hưởng tới sự bài tiết trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy giảm, cảm cúm, nhiễm trùng đường tiêu hóa, dị ứng dễ tìm đến bạn. Vì vậy, nên đi ngủ đúng giờ là cách tốt nhất để bảo toàn sức khỏe.

    Thời gian ngủ tốt nhất cho từng độ tuổi
  • 4

    Trẻ nhỏ từ 4- 12 tuổi: Ngủ 10-12 tiếng/ngày

    Trẻ nhỏ từ 4 – 10 tuổi ngủ 12 tiếng/ngày là điều cần thiết, đi ngủ từ 8h tối, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa càng tốt. Lớn hơn một chút nên ngủ 10 tiếng/ngày, thậm chí 8h là đủ. Nếu trẻ nhỏ thiếu ngủ, không chỉ khiến tinh thần giảm, hệ miễn giảm, còn ảnh hưởng tới sự phát triển. Nhưng thời gian ngủ cũng không thể quá dài, nếu quá 12 tiếng, có thể gây béo phì.
     
    Lời khuyên: Về cơ bản trẻ nhỏ không gặp trở ngại về giấc ngủ, chỉ cần tạo môi trường tốt là được. Trước khi ngủ không được ăn vặt, phòng ngủ không được để đèn quá sáng hoặc âm nhạc quá to; Tốt nhất đặt thời gian biểu cho trẻ, hối thúc chúng ngủ đúng giờ.
  • 5

    Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi: Ngủ 12 tiếng mỗi tối, ban ngày khoảng 2-3 tiếng

    Mỗi đêm trẻ nhỏ cần phải bảo đảm ngủ 12 tiếng, ban ngày cần ngủ thêm 2-3 tiếng. Thời gian ngủ cụ thể có thể dựa vào giấc ngủ của mỗi bé.
     
    Lời khuyên: Việc ngủ của các bé ở độ tuổi này dễ bị ảnh hưởng do mải chơi. Thỉnh thoảng chúng đi vào giấc ngủ, não vẫn còn đang hoạt động nên khi ngủ, thường nghiến răng, đái dầm… Những điều này đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ và cơ thể của trẻ. Do đó, trước khi ngủ bố mẹ có thể đọc truyện hoặc thư giãn bằng âm nhạc nhẹ nhàng cũng giúp bé ngủ ngon.
  • 6

    Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Ngủ 16 tiếng/ngày 

    Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần ngủ nhiều nhất, khoảng 16 tiếng/ngày. Ngủ là giai đoạn quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh, do đó thời gian ngủ cần được bảo đảm.
     
    Lời khuyên: Vấn đề ngủ của trẻ sơ sinh đa số là do thiếu canxi, ban ngày sợ hãi, chức năng tiêu hóa rối loạn… gây ra, cũng có trẻ ngủ không ngon là do ban ngày ngủ quá nhiều. Về việc này, các mẹ nên chú ý bổ sung canxi cho bé, ăn uống khoa học.