Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết

7 dấu hiệu chàng muốn chấm dứt hôn nhân

Ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong tiến hình cưới hỏi truyền thống của người Việt. Tuy nhiên thì nhiều người lại chưa nắm rõ về những thủ tục này.

Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết

Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết

Để có một buổi lễ ăn hỏi thành công tốt đẹp, bạn cần phải nắm chắc các thủ tục ăn hỏi, đặc biệt là 7 điều quan trọng sau đây:

  • 1

    Các lễ vật cần chuẩn bị

    Theo những nghi thức cổ xưa thì ông bà ta thường dùng một cặp bánh là bánh phu thê và bánh cốm hoặc bánh chưng và bánh dày (kèm theo một quả nem) để tượng trưng cho âm dương trong ngày lễ ăn hỏi. Các loại bánh này sẽ được bọc trong một chiếc hộp giấy màu đỏ thể hiện niềm vui và sự hứng khởi. Tuy nhiên, cũng có những gia đình thay vì sử dụng các loại bánh trên thì họ dùng xôi gấc và lợn quay để thay thế. Và đó là những lễ vật tối thiểu cần có trong thủ tục ăn hỏi cổ truyền. Tuy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình mà lễ vật có thể gia tăng về mặt số lượng và chất lượng.

    Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết 1

    Các lễ vật ăn hỏi mà nhà trai cần chuẩn bị

    Lễ vật xin cưới trong ngày ăn hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của nhà trai đối với nàng dâu tương lai mà còn là lòng biết ơn trước công sức dưỡng dục của cha mẹ nàng. Mặt khác, lễ vật xin cưới còn thể hiện ẩn ý của nhà trai muốn đóng góp một chút về mặt kinh tế giúp nhà gái trang trải chi phí hôn sự. Tuy nhiên thì ‘ý đồ’ đó hiện nay không còn được xem nặng nữa vì nó dễ tạo ra cảm giác về sự thách cưới hay gả bán con gái.

    >> Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì và trang trí sao cho đúng?

  • 2

    Nghi thức dẫn lễ vật

    Lễ vật xin cưới phải được nhà trai bày xếp gọn gàng và thẩm mỹ trên các tráp ‘sơn son thếp vàng’ hoặc trên các mâm đồng được đánh bóng và phủ vải màu đỏ. Không những thế, những người bê tráp và đỡ tráp phải ăn mặc khăn áo chỉnh tề, lịch sự, thắt dây lưng đỏ hoặc đeo nơ màu đỏ. Đồng thời, dù nhà trai di chuyển đến nhà gái bằng loại phương tiện nào đi chăng nữa thì cũng phải dừng chân cách nhà gái khoảng 100 m để sắp xếp đội hình ngay ngắn rồi mới bê tráp vào nhà.

    Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết 2

    Nhà trai dẫn lễ vật ăn hỏi vào nhà gái
  • 3

    Nhà gái tiếp khách như thế nào?

    Không chỉ nhà trai mà nhà gái cũng cần phải chuẩn bị khá kỹ càng ở khâu tiếp khách để nghi thức ăn hỏi diễn ra thành công tốt đẹp. Những thứ cần chuẩn bị gồm có:

    – Tiệc trà: Bàn ghế phủ vải trắng, vải đỏ; cốc chén; bánh kẹo… để hai bên gia đình ngồi hàn huyên, bàn bạc về lễ cưới.

     Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết 3

    Hai bên họ hàng bàn bạc chuyện cưới xin

    – Tiệc mặn (không bắt buộc) để thiết đãi gia đình nhà trai, mục đích chính là để tạo không khí vui vẻ, gắn bó hơn.

    – Nghi thức nhận lễ vật: Trang trí nhà cửa, sắp đặt bàn thờ và chuẩn bị đội ngũ bê tráp.

  • 4

    Nghi lễ ‘lại quả’ là một thủ tục ăn hỏi quan trọng

    Trong ngày lễ ăn hỏi, sau khi nhận tráp, nhà gái sẽ chỉ đặt một phần lễ lên bàn thờ gia tiên và lấy lại một ít lễ từ mỗi tráp để ‘lại quả’ cho bên nhà trai. Riêng với tráp cau, nhà gái cần phải dùng tay xé chứ không được dùng dao cắt. Mặt khác, khi nhà trai bê phần ‘lại quả’ về thì phải để ngửa chứ không được úp tráp kín lại nhé.

    Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết 4

    Nhà gái đang 'lại quả' cho nhà trai
  • 5

    Cô dâu cần làm gì trong lễ ăn hỏi?

    Trước khi nhà trai đến, cô dâu phải ngồi trong phòng và đợi đến khi nào chú rễ hoặc cha mẹ vào đón thì mới được ra ngoài để ra mắt tổ tiên và hai bên họ hàng. Sau khi cùng chú rễ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, hai người sẽ cầm ấm trà và đến từng bàn để rót nước mời khách hai bên.

    Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết 5

    Cô dâu cùng chú rễ mời nước hai bên họ hàng
  • 6

    Nghi lễ biếu trầu trong thủ tục ăn hỏi

    Ngày xưa, sau lễ ăn hỏi, cô dâu và nhà gái sẽ chia lễ vật thành từng gói nhỏ và mang đi biếu cho họ hàng, hàng xóm láng giềng… như một lời thông báo cho mọi người biết rằng cô gái đã có nơi có chỗ. Việc chia bánh trái, trầu cau… thì phải chia theo số lượng chẵn từ bốn trở lên. Trong trường hợp ngày ăn hỏi sát với ngày cưới thì trong mỗi phần quá biếu còn kèm theo cả thiệp mời cưới nữa.

  • 7

    Trang phục trong lễ ăn hỏi

    Thủ tục ăn hỏi truyền thống: 7 điều bạn cần biết 6

    Trang phục của cô dâu và chú rễ trong ngày ăn hỏi

    – Trang phục cho cô dâu: thường là áo dài truyền thống màu hồng, màu đỏ hoặc hiện đại hơn là màu trắng, màu vàng…

    – Trang phục cho chú rễ là comple kèm với cà vạt lịch sự.

Trên đây là 7 điều lưu ý rất quan trọng trong thủ tục ăn hỏi mà bất cứ cô dâu, chú rễ nào cũng cần nắm chắc để có một lễ dạm ngõ thành công 100% đấy nhé.

>> Chuẩn bị cho nghi thức dạm ngõ