Thực phẩm nên ăn sau khi uống thuốc kháng sinh

Ảnh: internet

• Sữa chua

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa chua là một trong những món ăn chứa men vi sinh probiotic (lợi khuẩn) nổi tiếng nhất mà bạn nên tiêu thụ sau khi uống thuốc kháng sinh. 
Đó là vì sữa chua được chuyển hóa thành sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình lên men có sử dụng các lợi khuẩn sống như lactobacillus bulgaricus, streptococcus thermophilus, lactobacilli và bifidobacteria.
Tuy nhiên, trong quá trình thanh trùng để kéo dài tuổi thọ của sữa chua có thể giết chết các lợi khuẩn probiotic. Do đó, không phải tất cả các loại sữa chua đều có sự hiện diện của những men vi sinh có ích này.
Hiệp hội Sữa chua quốc gia (NYA – Mỹ) khuyến cáo, người tiêu dùng nên chọn các loại sữa chua có dán nhãn chứng thực Live & Active Cultures nhằm nhận biết được sữa chua có chứa một lượng đáng kể các lợi khuẩn probiotic.

Ảnh: internet

• Dưa bắp cải (Sauerkraut – Đức)

Món ăn này được chế biến từ bắp cải bào sợi đã được lên men trong chính nước ép bắp cải cùng với nhiều loại vi khuẩn acid lactic khác nhau. 
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Applies and Environmental Microbiology (AEM – Mỹ), món dưa bắp cải có thể chứa nhiều hơn 13 loài lợi khuẩn probiotic khác nhau, giúp tăng cường hệ tiêu hóa của bạn một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải tất cả món dưa bắp cải nào cũng chứa dồi dào lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Vì trong quá trình sản xuất thương mại, xử lý nhiệt và thanh trùng sản phẩm có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. 
Tốt nhất là bạn nên chọn mua các món dưa bắp cải có dán nhãn “thô” hoặc “chưa được tiệt trùng” , hoặc tốt nhất là bạn tự chế biến món dưa bắp cải tại nhà thưởng thức sau khi uống thuốc kháng sinh.

Ảnh: internet

Tỏi
Tỏi cũng là thực phẩm rất tốt mà bạn nên ăn sau khi dùng thuốc kháng sinh. Trong củ tỏi có chứa rất nhiều hoạt chất prebiotics giúp vi khuẩn probiotic trong đường ruột tăng trưởng và phát triển. Nói nôm na là prebiotics sẽ làm “thức ăn” cho probiotics.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn nên tiêu thụ từ 4g – 15g tỏi mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, đối với những người bị rối loạn tiêu hóa có thể ăn tỏi nhiều hơn để mang lại hiệu quả cao hơn.
Mách nhỏ: bạn có thể trộn sữa chua với tỏi băm nhuyễn, kết hợp thêm dưa leo cắt nhỏ (nếu thích) rồi thưởng thức. Đây là được xem là nước chấm kiểu Hy Lạp thơm ngon và cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

Ảnh: internet

• Củ cúc vu (Jerusalem Artichokes)
Củ cúc vu (hay có tên gọi khác là sunchokes) mặc dù không đặc biệt nổi tiếng như tỏi trong vấn đề cải thiện hệ tiêu hóa nhưng nó cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. 
Ngoài việc cung cấp nhiều vitamin B, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, củ cúc vu còn chứa nhiều inulin có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của lợi khuẩn bifidobacteria trong đường ruột.
Bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín củ cúc vu để thu lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột của mình.

Ảnh: internet

• Hạnh nhân
Trong một nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng Hạnh nhân ở California – Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tiêu thụ bột hạnh nhân cũng có tác dụng đáng đáng kể trong việc điều hòa mức độ của một số lợi khuẩn trong đường ruột.
Một nghiên cứu khác được công bố trong năm 2010 cho biết, ăn hạnh nhân cũng có thể giúp chống lại sự nhiễm vi rút gây cảm cúm và cảm lạnh.
Sau khi uống thuốc kháng sinh, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn vì hệ miễn dịch suy yếu. 
Các nhà khoa học cho biết, các hoạt chất tự nhiên có trong vỏ hạnh nhân có thể cải thiện “sức mạnh” cho các tế bào máu trắng để phát hiện vi rút gây bệnh và tăng cường “sinh lực” cho cơ thể để ngăn chặn vi rút sao chép. 
Ngay cả sau khi hạnh nhân đã được tiêu hóa trong ruột, khả năng chống lại vi rút của cơ thể vẫn được cũng cố và phát triển mạnh.

Ảnh: internet

 

Nguồn: Theo PNO

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.