Thực phẩm “thô, se, chua, đắng” khó “nuốt” nhưng ngừa cả ung thư

Thức ăn thô là liều thuốc bổ cho hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa).

Ít ai biết rằng, các loại thực phẩm có vẻ ngoài mờ nhạt, hương vị bình thường lại chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cùng những công dụng thần kỳ.

Thức ăn thô

Không ít gia đình có thói quen ưa chuộng gạo thơm cùng các chế phẩm từ bột. Kỳ thực, các loại gạo lứt (loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu , chưa được xát bỏ lớp cám gạo) hay cao lương đều có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Thức ăn thô là liều thuốc bổ cho hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa).
Thức ăn thô là “liều thuốc bổ” cho hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa).

Nhiều người thường gọi đây là những loại thức ăn gây “ngứa cổ họng” do có nhiều các chất xơ, chất thô.

Nhưng chính những thực phẩm này lại có tác dụng kích thích ruột co bóp, hỗ trợ quá trình bài tiết, thường xuyên thay đổi số lượng và chủng loại các vi sinh đường ruột, đồng thời còn hạ thấp những yếu tố gây ung thư.

Thực phẩm thô có nhiều loại như ngũ cốc nguyên hạt, gạo, lúa mì, các loại đậu…Muốn chống táo bón và phòng ngừa ung thư, mỗi ngày nên đảm bảo ăn từ 20 – 30g thức ăn thô.

Các chuyên gia sức khỏe cũng kiến nghị chúng ta nên thay bữa sáng là cháo thường bằng các loại cháo ngũ cốc, đổi cơm tẻ bằng bánh mì để gia tăng hàm lượng thức ăn thô có lợi cho cơ thể.

Thực phẩm có chứa chất làm se

Tanin, acid phytic và acid oxalic là các chất làm se có trong thực phẩm. Những chất này tác dụng với protein và kết tủa trong nước bọt, khiến nước bọt mất đi khả năng bôi trơn, đồng thời làm cho các tế bào mô của lưỡi co lại, tạo ra vị chát.

Các chất làm se có nhiều trong vỏ của nho tím và một số loại hoa quả khác. (Ảnh minh họa).
Các chất làm se có nhiều trong vỏ của nho tím và một số loại hoa quả khác. (Ảnh minh họa).

Chưa dừng lại ở đó, các chất trên còn tác dụng chống lại quá trình oxi hóa, ngăn ngừa tiểu đường và các chứng bệnh do cholesterol cao gây ra.

Những chất làm se có nhiều trong vỏ của một số loại hoa quả như nho tím, táo, quả óc chó… Do đó, khi ăn các loại hoa quả này, bỏ vỏ chính là hành động lãng phí chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Thực phẩm có vị chua

Đa số chúng ta đều yêu thích những loại hoa quả có vị ngọt. Nhưng trên thực tế, các loại quả có vị chua mới được coi là “thần dược” của cơ thể.

Vị chua của một số loại hoa quả chủ yếu đến từ axit citric, axit malic và các axit hữu cơ khác có chứa bên trong chúng.

Nếu vị giác của bạn gặp khó khăn trong việc tiếp nhận vị chua, ta có thể đem những loại quả này dầm cùng đường phèn.

Như vậy, hương vị có thể được cải thiện nhưng công dụng đối với sức khỏe của những loại quả chua này cũng không bị thay đổi.

Thực phẩm đắng

Thực phẩm đắng cũng sở hữu một số công dụng nhất định đối với sức khỏe. Naringin trong vỏ chanh, bưởi, chất polyphenol trong trà, rượu vang và socola là nguyên nhân tạo nên hương vị đắng đặc trưng.

Các loại thực phẩm đắng là thần dược đối với người bị bệnh tim mạch và một số loại bệnh khác. (Ảnh minh họa).
Các loại thực phẩm đắng là thần dược đối với người bị bệnh tim mạch và một số loại bệnh khác. (Ảnh minh họa).

Các chất này đồng thời có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, phòng ngừa ung thư, các bệnh về tim mạch và nâng cao khả năng miễn dịch.

Đối với bưởi, khi ăn, chúng ta không nên bỏ vỏ mà đem phần này cắt nhỏ, có thể dùng làm trà bưởi mật ong.

Riêng đối với mướp đắng, chúng ta có thể chần qua nước nóng, sau đó ướp lạnh, bên cạnh đó cũng có thể ăn cùng mật ong để làm giảm vị đắng đặc trưng.

Nguồn: Theo Trí thức trẻ

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.