Thuốc trị sổ mũi cho trẻ em từ thiên nhiên

Thuốc trị sổ mũi cho trẻ em từ thiên nhiên

Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều bài thuốc trị sổ mũi trẻ em mà không cần dùng đến kháng sinh lấy từ dân gian. Về cơ bản, do miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân gây sổ mũi.

Hoặc do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh, thường xuyên cho tay vào mũi và miệng cũng là một lý do khác dẫn đến sổ mũi ở trẻ em dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Và dưới đây là 3 bài thuốc trị sổ mũi cơ bản cho trẻ em với những nguyên liệu dễ kiếm.

Lưu ý: Triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em là hoàn toàn khác nhau nên không thể áp dụng những mẹo, những bài thuốc trị sổ mũi ở trẻ em giống như thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh. Nếu con bạn đã trên 6 tháng thì 3 cách làm sau đây hoàn toàn có thể áp dụng:

– Nước chanh ấm

Trong chanh có chứa xit citric được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ em hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C chứa nhiều trong chanh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30 ml nước chanh mỗi ngày. Mẹ cũng có thể pha thêm 1 chút mật ông để tăng hiệu quả diệt khuẩn nếu trẻ đã trên 1 tuổi. Dùng cho đến khi nước mũi hết chảy hẳn với 1-2 lần/ngày.

– Tỏi

Tỏi được đánh giá là nguyên liệu an toàn và có hiệu quả cao trong việc làm thuốc trị sổ mũi ở trẻ em. Mẹ có 2 cách để chế biến với tỏi:

Cách 1: Đổ hỗn hợp 4 tép tỏi đã băn nhuyễn vào 250ml nước đun sôi, hòa cùng 5ml nước ép hành và 1 chút muối. Tác dụng của dung dịch này là làm thông thoáng và làm sạch chất độc. Mỗi ngày, cho trẻ uống 2 lần đến khi khỏi hẳn

Cách 2: Lấy giấy bạc gói 2 đến 5 tép tỏi to còn nguyên vỏ rồi đem nướng trên lửa. Tỏi rất nhanh chín nên khi nướng mẹ cần lật giấy bạc thường xuyên, nướng đến khi ngửi thấy mùi thơm là được. Cho tỏi vào 20ml nước đun sôi để nguôi, éo mạnh tay để lấy nước. Gạt lấy nước cốt vào cho bé uống 1-2 lần/ ngày.

– Gừng

Mẹ băm nhuyễn gừng rồi cho vào súp gà và cho trẻ ăn. Hoặc đem nấu nước gừng hòa chút đường cho bé uống 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên, để tránh làm dạ dày khó chịu, phải uống nước gừng khi nóng.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.