Tiêu thụ nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Indiana đã dữa trên 21 nghiên cứu và phát hiện rằng những người tiêu thụ nhiều chất sắt dạng heme hơn 57% có khả năng mắc bệnh tim.

 

 

Thực phẩm thường chứa 2 loại chất sắt: heme và không heme. Heme là thành phần chính của huyết sắc tố để cấu tạo nên hồng cầu. Sắt ở dạng heme có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật và dễ được hấp thu hơn là sắt không ở dạng heme có nguồn gốc thực vật.

Thực vật chỉ chứa một loại chất sắt không heme, trong khi đó chất đạm động vật là hỗn hợp của 2 dạng heme. Thịt bò có chứa hàm lượng chất sắt có heme cao nhất, khoảng 69% trong một miếng thịt bò. Thịt bò (thịt tươi hoặc chế biến sẵn như thịt xông khói và thịt viên) thì có khoảng 39% chất sắt có heme, còn thịt gà và cá chỉ 26%.

Chất sắt có heme trong thịt đỏ gây nguy hiểm?

Ăn nhiều thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo và thịt cừu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư đại trực tràng và các căn bệnh gây chết người. Nguy cơ tử vong càng cao khi tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn như: xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội.

Vậy thủ phạm gây ra nồng độ cao chất sắc có heme gây nguy hiểm cho sức khỏe là thịt đỏ? Thật ra, không có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này.

 

 

Chất sắt là một dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò chức năng quan trọng, vận chuyển oxy trong máu và cung cấp cho tất cả các mô của cơ thể. Nhưng bên cạnh đó chất sắt cũng có mặt trái. Chất sắt có thể hoạt động như một pro-oxi và khi chúng ở nồng độ cao có thể tăng sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này có thể làm hỏng chất đạm, chất béo và DNA có trong các tế bào của cơ thể. Sắt cũng đóng góp vào quá trình oxy hóa của hợp chất LDL cholesterol, một tiến trình thúc đẩy sự hình thành các mảng bám gây tắc động mạch.

Do đó, mức độ cao của chất sắt có hêm là một trong những lời giải thích cho việc liên quan giữa thịt đỏ và bệnh tim (cũng như ung thư ruột kết) nhưng các nhà khoa học cho rằng còn có nhiều nhân tố khác. Các nhà nghiên cứu nghiên cứu gần đây đã chuyển hướng sự chú ý đến khoáng chất cacnitin – một hợp chất được tìm thấy trong thịt có thể góp phần làm xơ cứng động mạch. Ngoài ra, quá trình chế biến chất đạm động vật (thịt đỏ và nhiều loại thịt khác) tạo ra những thành phần chất gây ung thư.

Các loại thịt chế biến sẵn có hàm lượng muối cao và chất bảo quản có tên gọi là Nitrite có tác dụng xấu. Đó là lý do giải thích tại sao các loại thịt chế biến sẵn có liên kết chặt chẽ với bệnh tim và ung thư ruột kết hơn thực phẩm tươi sống và chưa qua sơ chế.

 

 

Nếu ăn thịt đỏ, bạn nên lựa chọn khôn ngoan

Điều này không có nghĩa là bạn loại bỏ thịt đỏ ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Điều bạn cần là hiểu biết về chúng và có lựa chọn thông minh.

– Không tiêu thụ thịt đỏ hơn một hoặc 2 lần trong tuần. Tốt nhất nên chọn loại thịt tươi sống hoặc chưa qua sơ chế hơn là thịt chế biến sẵn.

– Nên chọn phần thịt nạc. Đối với thịt heo hoặc thịt bò chọn phần thịt thăn trong, phần thịt trên và giữ mông.

Để giảm thiểu sự xuất hiện của các thành phần chất gây ung thư trong quá trình chế biến, nên chọn chế biến ở nhiệt độ thấp như kho om và hầm. Không nên chế biến ở nhiệt độ cao. Nếu bạn nướng thịt thì nên ướp thịt trước khi nướng.

Nếu bạn không tiêu thụ đạm động vật thì nên bổ sung nguồn chất sắt từ thực vật. Các loại thực vật có nguồn chất sắt tự nhiên là đậu (bao gồm đậu edamame), đậu lăng, rau là xanh và đậu hủ. Ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn dưỡng chất lành mạnh.

Nguồn: Theo everydayhealth.com

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.