Tôn Kiên – “Viên gạch lịch sử” của nhà Đông Ngô thời Tam Quốc

Tôn Kiên -

Tôn Kiên (155-193), tự Văn Đài, là một vị tướng quân đội tài giỏi trong lịch sử Trung Hoa đã đặt nền móng xây dựng nên nhà Đông Ngô vào đời Tam Quốc. Ông có 5 người con trai trong đó hai người nổi bật là con cả Tôn Sách và con thứ Tôn Quyền. Ngòai ra ông còn có một người con gái là Tôn Thượng Hương.

Tôn Kiên người Phú Xuân thuộc Ngô quận. Mẹ ông là Tôn Bạch Hà (120 – 156) chết từ hồi Tôn Kiên mới 2 tuổi, cha ông là Tôn Huyền (116 – 190) vì vợ đã chết nên đã lấy Lưu Cầm Trang (136 – 211) làm người vợ kế để chăm sóc ông. Theo Tam quốc chí, ông là hậu duệ của danh tướng Tôn Vũ thời Xuân Thu và nhiều đời làm quan, tuy nhiên có ý kiến nghi ngờ về “dòng dõi Tôn Vũ” và cho rằng chỉ chắc chắn Tôn Kiên là dòng dõi thế tộc nhiều đời.

Lớn lên, Tôn Kiên được làm chức lại trong huyện, tính tình khoáng đạt, thích kết giao với các hào kiệt.

Tôn Kiên tự Văn Đài.

Năm 17 tuổi (171), ông cùng cha đi thuyền đến sông Tiền Đường, trên đường đi gặp một toán cướp Hồ Ngọc đang cướp tiền của của các nhà buôn và chia chác với nhau trên bờ. Mọi người trên thuyền đều sợ không dám tiến lên, Tôn Kiên tỏ ý định đánh cướp. Dù cha đã can không nên mạo hiểm nhưng Tôn Kiên vẫn xách dao nhảy lên bờ, vừa chạy vừa cầm dao chỉ đông chỉ tây như đang chỉ huy mọi người nghe hiệu lệnh. Bọn cướp biển thấy vậy tưởng rằng có quân triều đình đến bắt, liền vứt hết tiền của bỏ chạy. Tôn Kiên thừa thế đuổi theo, chém chết một tên cướp.

Từ vụ việc này, ông trở nên nổi tiếng, được quan phủ trong quận phong làm Hiệu úy.

Năm Hỷ Bình thứ 2, có người ở Cối Kê là Hứa Xương làm phản Hán triều, tự xưng là Dương Minh Hoàng Đế, tụ tập vài vạn quân đánh phá miền Dương Châu. Quan thứ sử ở đây là Tang Môn đánh dẹp nhưng bị thua trận. Năm sau Tôn Kiên tự chiêu mộ được vài nghìn quân nghĩa dũng cùng với Tang Môn đánh giặc dẹp loạn. Do Tôn Kiên rất dũng cảm nên đánh tan quân của Hứa Xương, dẹp được loạn ở Cối Kê, được triều đình ban cho chức quan ở Diêm Độc.

Lữ Bố và “nỗi oan ngàn năm” trong Tam Quốc
(Khám phá) – Điều này có lẽ chẳng cần phải nói nhiều, bởi lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi Lã Bố là “chiến thần”.

Khi khởi nghĩa Hoàng Cân nổ ra, hưởng ứng lời hiệu triệu của triều đình, Kiên mộ được 5.000 quân, hợp với Chu Tuấn đánh dẹp được quân Hoàng Cân ở Uyển thành. Nhờ công lao này Kiên được thăng chức Biệt bộ tư mã.

Năm Trung Bình thứ 3, người ở Trường Sa là Khu Tinh nổi lên chống lại quân triều đình. Kiên dẫn quân bản bộ đánh tan, được triều đình phong chức Thái thú Trường Sa, sau đó không lâu được phong chức Ô trình hầu. Từ đó Kiên có hẳn một đạo quân riêng khá hùng mạnh.

Năm 190, liên quân miền Đông gồm 18 đạo chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu tiến đánh Lạc Dương với ý định tiêu diệt Đổng Trác, loạn thần nhà Hán. Tướng Hoa Hùng của Đổng Trác bị Quan Vũ chặt đầu. 18 đạo chư hầu tan rã vì những mâu thuẫn nội bộ trong đó có mâu thuẫn giữa Viên Thiệu và Tôn Kiên về vấn đề ngọc tỉ. Tôn Kiên bỏ về Giang Đông. Viên Thiệu xúi Lưu Biểu là thái thú Kinh Châu chặn đường Tôn Kiên lấy lại ngọc tỉ. Tôn Kiên thua trận, mang mối thù với Lưu Biểu từ đó.

Khi thứ sử Tây lương Đổng Trác làm loạn vương triều Hán, Kiên tích cực tham gia vào đội quân Quan Đông, bị thái thú Nam Dương chặn đường lên phía Bắc nên Kiên giết thái thú Nam Dương là Trương Tư sau đó trao cho đất Nam Dương cho Viên Thuật, Thuật cũng đề nghị triều đình phong cho Kiên chức Phá lỗ tướng quân, lĩnh chức Dự Châu mục.

Tháng 12 năm Sơ Bình nguyên niên, Tôn Kiên sau khi phá tan đạo quân tiên phong của Đổng Trác là Từ Vinh, Kiên và các tướng đang uống rượu trong thành Lỗ Dương, chợt có tin báo Đổng Trác dẫn vài vạn quân đến đánh thành. Kiên thản nhiên ngồi yên chỉ đạo quân lên thành phòng giữ. Khi mọi người đi cả Kiên mới từ từ đứng dậy họp ban tham mưu bàn bạc tác chiến. Mọi người hỏi Kiên sao không khẩn trương thì Kiên cười nói: “Ta đâu phải không khẩn trương, nhưng nếu ta hốt hoảng thì ba quân sẽ rối loạn, quân chưa đánh trận mà đã lo sợ liệu chúng ta còn ngồi yên được ở đây chăng?”. 

Khi liên minh Quan Đông tan rã, các chư hầu đánh lẫn nhau, các thế lực ra sức tranh giành đất đai ở Trung Nguyên, bành trướng thế lực là một lẽ tất nhiên trong thời nội loạn. Các cuộc đấu đá lớn như hai anh em Thiệu – Thuật hình thành thế Bắc – Nam đối trận. Thuật kết bè với Công Tôn Toản ép Thiệu vào giữa, Thiệu lôi kéo Lưu Biểu đánh Thuật ở phía Nam. Thuật lại nhờ Kiên phá Lưu Biểu ở phía sau.

Tôn Kiên cùng con trai là Tôn Sách kéo quân đến Kinh Châu nhưng chẳng may Tôn Kiên bị lọt vào trận mai phục của Lã Công – tướng Lưu Biểu, nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân núi Hiện Sơn, thọ 38 tuổi.

Số phận bi thương chung chồng của ba con gái Tào Tháo
(Khám phá) – Vì muốn củng cố vị trí quyền lực của mình, Tào Tháo đã dùng con gái mình thành “lễ vật”.

Nguồn: Lan Hương (TH)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.