Trai công sở nghèo trả giá vì quá coi thường sức khỏe!

Trai công sở nghèo trả giá vì quá coi thường sức khỏe!

“Sống cho ngày hôm nay hay sống hướng tới ngày mai?” Có ai từng hỏi bản mình câu này không? Tôi từng được nghe rất nhiều những câu động viên hùng hồn, kiểu như “vất vả ngày hôm nay để ngày mai tươi sáng, cố gắng hi sinh đời bố để củng cố đời con…” và nhiều câu động viên, tuyên ngôn, chân lý với đại ý hi sinh ngày hôm nay để vì một tương lai tươi sáng. Cái cách nghĩ ấy, với quan Ưu điểm của riêng tôi chẳng sai, nhưng đúng hay không thì còn phải xét lại…

Tôi sinh ra trong một gia cảnh khốn khó. Cái khó, cái khổ, cái bần cùng…tôi thấm từ thời thơ ấu, những bữa cơm độn sắn, cái nợ nần, đói rét, cái khinh bỉ của xã hội khi nhìn vào cái nghèo…tôi ngấm đủ để phải quyết tâm lao động quần quật bằng mồ hôi và trí tuệ của mình, để xóa đói xóa nghèo, sống nở mày nở mặt với thiên hạ, không thể mãi bị khinh khi như đời cha mẹ tôi được.

Trai công sở nghèo trả giá vì quá coi thường sức khỏe!

Tôi học giỏi, đầu óc sáng láng và có quyết tâm ngay từ khi tôi ý thức được cái phận con nhà nghèo của mình. Với bạn bè, học hành chỉ được cái giấy khen là bố mẹ đã vui mừng thì bản thân tôi đủ các loại giải thưởng, thành tích học tập, bằng khen, huy chương…tôi được tuyển thẳng vào đại học. Bố mẹ tôi tự hào vì tôi đã tự lôi được cuộc đời mình ra khỏi cái kiếp lao động tay chân của ông bà, sau này chắc chắn sẽ có một cuộc sống đủ đầy hơn họ!

Đi học, tôi cũng cố gắng để có học bổng, không mất tiền học phí và tận dụng thời gian rảnh để đi làm thêm ở ngoài. Phụ bếp cho một cửa hàng ăn nhanh và công việc chính là đứng rửa bát. Tôi chẳng thấy việc đi rửa bát thuê là cái gì đáng xấu hổ, vì thế tôi cố gắng hết sức để làm tốt công việc của mình, rồi lại đạp xe về kí túc. Những năm tháng đại học tôi còn làm thêm đủ thứ để có tiền trang trải cuộc sống, và còn để ra được hơn chục triệu nhờ tằn tiện tiết kiệm.

Ra trường, đi làm và được thăng tiến, nâng lương. Tính tiết kiệm của tôi cũng không thay đổi, có bao nhiêu tiền tôi gửi về cho bố mẹ ở quê đỡ đần. Nhiều lúc tôi mệt, lao lực vì công việc, có khi gục cả xuống nhưng nghĩ bố mẹ đi làm đồng còn khổ hơn tôi gấp vạn lần, thế là tôi lại cố gắng làm thêm kiếm tiền. Tôi cứ hết mình vì công việc để kiếm tiền vì tôi rất sợ tương lai tôi lại như cha mẹ tôi: nghèo khó và bị khinh khi!

Chính cha mẹ tôi cũng là những người hi sinh tất cả cho anh chị em tôi, nhưng vì làm nông, nhà nghèo, con đông, vùng quê chó ăn đá gà ăn sỏi nên muốn cố cũng chỉ có vậy, và cả cuộc đời dù cố gắng cho tương lai nhưng vẫn thất bại và dành niềm tin vào anh chị em tôi…

Có một chuyện xảy ra liền một lúc khiến tôi phải đặt mình vào vị trí khác để suy nghĩ. Chú tôi, một người có điều kiện hơn gia đình chúng tôi đột nhiên phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối. Chú là một người cả đời hì hục lao động để nuôi gia đình và làm giàu, như bao con người ở xứ Thanh này, chú rất tiết kiệm dù giàu có. Thế nhưng, khi biết mình mắc trọng bệnh, chú trở thành một con người khác hẳn: chú oán thán cuộc đời rằng bản thân mình “làm để lo cho tương lai, mà giờ đây tương lai chính là cái chết, giàu có mà làm gì, đồng tiền bây giờ có mua được sức khỏe đâu? bán sức khỏe để lấy tiền, giờ tiền cũng chẳng thể mua được sự sống. Vậy thì hì hục lao động cho tương lai mà làm gì?”

Những lời ấy tuy rằng được thốt ra từ một người đang bị khủng hoảng tâm lý, nhưng ngẫm lại không phải không có lý. Tôi thấy mình đang giống như chú. Đi làm tổng thu nhập hơn 20 triệu đồng nhưng bạn tin không? Tôi vẫn ăn mì tôm vào buổi tối, một ổ bánh mì chấm sữa vào buổi trưa, một bình trà đá pha sẵn để cả ngày uống, trưa đi ăn cơm văn phòng 25 nghìn/ suất. những thú vui xem phim, mua sắm quần áo với tôi là xa xỉ, tôi hạn chế cả những cuộc vui với đồng nghiệp, triền miên trong công việc, công việc và công việc. Hơn một lần tôi đã ho ra máu, xây xẩm mặt mày và muốn ngất đi vì kiệt sức là chuyện thường xuyên. Nhiều khi muốn nuông chiều bản thân mình một chút, nhưng nghĩ đến cái giá phải thoát nghèo, tôi lại tự động viên mình phải cố lên, tôi đang sung sướng hơn bố mẹ mình rất nhiều!