Trẻ sốt mọc răng, cách chăm sóc trẻ mọc răng hiệu quả và an toàn

Trẻ sốt mọc răng

Đối với trẻ, mọc răng là chuyện đương nhiên. Em bé nào cũng phải trải qua thời kỳ mọc răng này, nhưng quan trọng cha mẹ có biết chăm sóc trẻ đúng cách hay không?

Thông thường, trong giai đoạn mọc răng, thường thì trẻ sẽ quấy khóc, nhiều trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ vì đau đớn. Đây được coi là giai đoạn khó khăn đầu đời của bé. Tuy nhiên cũng có những trẻ bị sốt vào thời điểm mọc răng nhưng nguyên nhân sốt không phải do mọc răng. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần phải nhận biết rõ đâu là nguyên nhân bé sốt do mọc răng để có chế độ chăm sóc tốt nhất. Nếu không cần phải đưa bé đến cơ sở y tế để khám và chữa trị.

Trẻ mọc răng thường có biểu hiện sốt

Dấu hiệu nhận biết bé bị sốt do mọc răng?

Một trong những dấu hiệu để biết bé mọc răng là chảy nhiều dãi. Ngoài ra có thể là các dấu hiệu khác như thích kéo tay, thích gặm tay mình hoặc đồ vật xung quanh vì ngứa răng, ngứa lợi.

Lợi của bé bị sưng đỏ vì răng chuẩn bị được đẩy lên

Bé sốt theo từng cơn, không kéo dài liên tục

Khi đi vệ sinh, bé có thể đi dạng phân nhão, khoảng 3-4 lần/ngày

Bé hay quấy khóc, biếng ăn

Sau từ 2-3 ngày, khi răng của bé bắt đầu nhú lên khỏi lợi thì cơn sốt và bệnh tiêu chảy của bé cũng giảm dần rồi mất hẳn.

Nhiều trường hợp bé sốt là do bệnh truyền nhiễm với các biểu hiện là sốt kéo dài liên tục, không có các dấu hiệu như chảy dãi, thích cho các đồ vật bên cạnh mình lên miệng để cắn. Đối với những trường hợp này, mẹ nên đưa bé đi khám để biết rõ nguyên nhân.

Trẻ sốt mọc răng cần phải được chăm sóc đúng cách

Chăm sóc đúng cách khi bé sốt mọc răng

Trường hợp bé sốt dưới 38 độ C, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol, thuốc có tác dụng hạ sốt rất nhanh với liều lượng 10-15mg cho 1 kg của bé. Một ngày có thể cho bé uống 4-5 lần. Trường hợp nhẹ hơn thì không cần cho bé uống. Nhưng nếu cặp nhiệt độ, bé sốt trên 38 độ C hoặc cao hơn nữa có thể dẫn đến co giật, mẹ hãy lấy một chiếc khăn mềm gấp nhỏ lại để kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi. Sau đó, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chọn thuốc phù hợp với bé.

Sử dụng nước ấm để đắp trán cho bé. Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng bởi sức đề kháng của bé còn yếu, da của bé khá mỏng và nhạy cảm.

Mẹ nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn trong ngày bởi khi sốt bé rất mệt, thêm vào đó khóc nhiều cũng khiến bé tốn nhiều calo, sữa mẹ sẽ giúp cơ thể bé có đủ dưỡng chất để cân bằng sức khỏe. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn thức ăn mềm khác, chú ý đừng quá nóng hay quá lạnh bởi nó đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Bổ sung thêm canxi trong các bữa ăn của trẻ sẽ khiến răng trẻ chắc và khỏe hơn.

Với những bé lớn hơn, có thể uống thêm sữa ngoài, nước trái cây để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, tuyệt đối không để cơ thể bé trong tình trạng thiếu nước

Ngoài ra, cần thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng cho bé, giữ vệ sinh răng miệng thật cẩn thận cho bé.

Trẻ bị sốt khi mọc răng, cha mẹ đừng quá lo lắng bởi đây là biểu hiện bình thường. Chỉ cần nắm được các bước chăm sóc trẻ là trẻ có thể dễ dàng vượt qua những cơn sốt như vậy rồi.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.