Trong vòng 80 năm tới, ra đường vào mùa hè sẽ ngang với tự sát

Đó là thời điểm biến đổi khí hậu khiến thời tiết mùa hè trở nên nóng khủng khiếp. Với cái nóng ấy, chẳng ai có thể sống yên ổn cả.

Quá trình biến đổi khí hậu đang khiến mùa hè nóng lên theo từng năm. Và theo một nghiên cứu mới đây, sẽ đến thời điểm ngay cả việc đi ra ngoài ở một số nơi trên thế giới cũng đồng nghĩa với tự sát.

Hạn hán nặng nề ở Ấn Độ.

Cụ thể, các chuyên gia từ MIT (Mỹ) cho rằng khi đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ sẽ gia tăng rất mạnh ở Nam Á. Khi ấy, cái nóng cùng độ ẩm sẽ khiến cơ thể người không thể chịu đựng nổi và có thể sẽ chết.

Theo đó, những khu vực có thể phải chịu lượng nhiệt khổng lồ này là Ấn Độ, Bangladesh, phía Nam Pakistan… Nhìn chung, sẽ có khoảng 1,5 tỉ người chịu ảnh hưởng.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu về khả năng cơ thể chống lại cái nóng trước sự thay đổi về độ ẩm. Dành cho những ai chưa biết, không khí quá ẩm sẽ khiến cơ thể không thoát được nhiệt bằng cơ chế đổ mồ hôi, gây sốc nhiệt và thậm chí là tử vong.

Các chuyên gia sử dụng nhiệt kế bầu ướt (wet-bulb temperature) – vốn được sử dụng để đo khả năng hơi nước bốc lên. Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ wet-bulb đạt 35 độ C, con người có thể chết sau vài giờ vì không thể làm mát được.

Nắng nóng năm 2015 đã khiến nhiều đường phố tại Ấn Độ nóng chảy.

Để dễ so sánh, chỉ số nhiệt kế bầu ướt ngày nay rất hiếm khi vượt quá 31 độ C, nhưng như vậy cũng đủ để giết chết tới 3.500 người tại Vịnh Ba Tư vào năm 2015. Và theo như nghiên cứu này, đến cuối thế kỷ 21 chỉ số nhiệt kế bầu ướt có thể lên từ 31 – 34,2 độ C.

“Nó sẽ đưa chúng ta chạm đến ngưỡng phải đấu tranh sinh tồn, vì khả năng tồn tại ở độ web-bulb trên 30 là rất khó” – trích lời tiến sĩ Elfatih Eltahir.

“Thậm chí chẳng cần đến nhiệt độ. Với độ ẩm như vậy, sản lượng nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng, con người sẽ chết vì đói”.

Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ sẽ gia tăng rất mạnh ở Nam Á.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Press Association.

 

Theo Trí Thức Trẻ