Tuabin gió là nguy cơ tử vong của loài dơi

Tuabin gió là nguy cơ tử vong của loài dơi

Tuabin gió phát năng lượng từ lâu đã được cho là một nguy cơ đe dọa tính mạng của loài chim. Nhưng trên thực tế, một số lượng lớn những con dơi đã chết vì loại thiết bị này. Các nhà nghiên cứu công bố trên Current Biology, một tạp chí của Cell Press, ngày 26 tháng 8 rằng họ đã tìm ra nguyên nhân của tình trạng nói trên.

90% những con dơi được kiểm tra sau khi chết cho thấy dấu hiệu của xuất huyết trong, cùng với chấn thương do áp suất không khí đột ngột giảm (tình trạng được gọi là barotraumas) tại cánh tuabin. Chỉ khoảng một nửa số dơi có dấu hiệu tiếp xúc trực tiếp với cánh tuabin. Erin Baerwald thuộc đại học Calgary tại Canada cho biết: “Vì dơi có thể nhận biết vật thể bằng khả năng định vị tiếng vang, chúng hiếm khi va chạm với những thiết bị do con người chết tạo. Áp suất không khí đột ngột giảm tại cánh tuabin không thể nhận biết được cũng như không lường trước được chính là nguy cơ tiềm tàng cho loài dơi, điều này giải thích số phận rủi ro của một số lượng lớn những con dơi tại những thiết bị này. Dơi thường dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng barotraumas hơn chim, và số lượng dơi tử vong bởi tuabin gió lớn hơn nhiều số lượng chim tử vong, vì vậy nguy cơ tử vong do tuabin gió gây ra hiện là vấn đề đối với loài dơi, chứ không phải đối với loài chim”.

Hệ thống hô hấp của dơi và chim khác nhau ở nhiều điểm quan trọng, về cả cấu trúc cũng như chức năng. Phổi của dơi, giống như phổi của động vật có vú, giống như một quả bong bóng, với luồng khí hai chiều kết thúc ở những túi mỏng và linh động được mao mạch bao quanh. Khi áp suất bên ngoài giảm, những túi này có thể phồng quá to khiến những mao mạch bao quanh bị vỡ. Ngược lại phổi của chim cứng hơn và giống như một cái ống, với luồng khí vòng quanh một chiều đi quanh các mao mạch.

 

Hệ thống hô hấp đó giúp chúng dễ dàng chịu đựng việc giảm áp suất không khí đột ngột. Hầu hết những con dơi chết vì tuabin gió là loài dơi di trú, ngủ trên cây, bao gồm dơi lông trắng, dơi đỏ miền Đông, và dơi lông bạc. Số lượng những loài dơi này vẫn chưa được xách định, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, việc dơi tử vong với số lượng lớn có thể đem lại những hậu quả khôn lường.

Tuabin gió là nguy cơ tử vong của loài dơi

Hầu hết những con dơi chết vì tuabin gió là loài dơi di trú đậu trên cây, theo tiến sĩ Erin Baerwald, trưởng nhóm dự án. (Ảnh: Grady Semmens, Đại học Calgary).

Dơi thường sống trong nhiều năm, trong một số trường hợp có thể đạt đến độ tuổi 30 hoặc hơn. Hầu hết chúng chỉ sinh 1 hoặc 2 con non một lần, và không nhất thiết hang năm. Robert Barclay, thuộc đại học Calgary, cho biết: “Tốc độ sinh sản chậm có thể hạn chế khả năng phục hồi của loài từ những đợt khủng hoảng đẫn đến trình trạng bị đe dọa hoặc thậm chí tuyệt chủng của loài”. Ông cũng nhấn mạnh rằng những động vật di trú thường dễ bị tổn thương hơn.

Cả 3 loài dơi di trú chết vì tuabin gió đều kiếm ăn vào buổi tối, thức ăn của chúng là hàng nghìn loài sâu bọ – bao gồm cả sâu bọ hại mùa. Vì vậy, số lượng dơi trong một khu vực giảm có thể có ảnh hưởng đến hệ sinh thái cách đó hàng dặm, suốt theo hành trình di chú của chúng.

Baerwald cho biết chưa có cách nào để cải thiện tình trạng áp suất giảm ở tuabin gió mà không hạn chế đáng kể việc sử dụng chúng. Vì dơi thường hoạt động mạnh khi tốc độ gió thấp, chúng ta có thể tăng tốc độ cánh tuabin bắt đầu quay cuối giai đoạn di trú của dơi.

Nhóm nghiên cứu bao gồm Erin F. Baerwald, Genevieve H. D’Amous, Brandon J. Klug và Robert M.R Barclay thuộc đại học Calgary tại Calgary, AB Canada.

Tham khảo:

Erin F. Baerwald, Genevieve H. D’Amours, Brandon J. Klug and Robert M.R. Barclay. Barotrauma is a significant cause of bat fatalities at wind turbines. Current Biology, 2008; Vol 18, R695-R696 [link]

 

Theo Trà Mi (ScienceDaily)