Tuần thai thứ 3: Sự “làm tổ” – mầm sống hình thành

Tuần thứ 6 - Trái tim bé nhỏ của con yêu bơm máu đi khắp cơ thể

>> Sự thụ tinh – “phép lạ” kì diệu của sự sống

Bé yêu sẽ phát triển như thế nào?

Có quá nhiều thứ chuyển biến trong dạ con của mẹ giai đoạn này. Em bé của mẹ mới chỉ như quả bóng tí hon chứa hàng trăm tế bào đang nảy nở. Khi những tế bào đầu tiên “nảy mầm” trong tử cung của mẹ, một số tế bào trong nhau thai bắt đầu sản sinh ra hoóc-môn hCG. Những hoóc-môn này sẽ điều khiển buồng trứng ngưng rụng trứng và kích thích sự tiết ra estrogen và progesterone. Sự xuất hiện của hoóc-môn HCG ở cuối tuần thứ 3 này đảm bảo cho các biện pháp thử thai mang lại kết quả như mong muốn.

Cùng lúc đó, chất nhầy ở màng ối bắt đầu gom góp các tế bào trong các khoang để hình thành túi phôi. Những chất nhầy này cũng là cái nôi che chở cho bé trong những tuần kế tiếp. Ngay trong lúc này, túi phôi tí hon được cung cấp đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết (đồng thời loại bỏ những chất thải) thông qua bộ máy tuần hoàn. Các vi mạch trong hệ thống tuần hoàn làm nhiệm vụ kết nối cơ thể bé với các mạch máu trong thành tử cung. Nhưng cho đến giai đoạn cuối của tuần kế tiếp thì nhau thai mới đủ khả năng để đảm nhiệm chức năng này.

 Tuần 3 Khám phá sự hình thành cơ thể thai nhi trong bụng mẹ

Cuộc sống của mẹ sẽ thay đổi ra sao?

1 cuộc “hội ngộ” vô cùng quan trọng đã xảy ra trong cơ thể mẹ – 1 tinh trùng đã thâm nhập vào trong trứng và thụ tinh cho nó. Một vài ngày sau, trứng đã được thụ tinh chui vào nội mạc tử cung và bắt đầu phát triển. Bé yêu đang dần được hình thành. Lúc này, mẹ có lẽ vẫn chưa biết mình đã mang thai nhưng nếu để ý, mẹ có thể thấy một vài thay đổi nhỏ (có thế là vài đốm máu xuất hiện dưới đáy quần lót) khi kết thúc tuần thứ 3 này.

Những đốm máu này có thể xuất hiện khi trứng xâm nhập vào dòng máu trong tử cung sau 6 ngày được thụ tinh (điều này vẫn chưa chắc chắn). Tuy nhiên, đó chỉ là những vệt máu nhẹ và sáng màu, và cũng chỉ 1 vài mẹ bầu thấy hiện tượng này.

Những sự thật bất ngờ về dấu hiệu sớm trong thời kì mang thai

Một vài mẹ có thể cảm nhận được sự thai nghén của mình rất sớm mặc dù chưa có kết quả thử thai. Những dấu hiệu đầu tiên đó bao gồm:

•    Sự căng lên của ngực: Rất nhiều mẹ nhận thấy rằng họ bị đau nhẹ khi ngực, giống như sự căng lên trước khi đến kì kinh nguyệt vậy.

•    Mệt mỏi: Có khi nào bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí kiệt sức mà chẳng có lý do gì? Đó là vì sự tăng lên của progesterone trong cơ thể cùng với những sức lực cần thiết để quá trình mang thai hoàn thành khiến bạn tiêu hao rất nhiều sinh lực trong cơ thể.

•    Đi tiểu nhiều: Không lâu sau khi bạn mang bầu, chính bạn sẽ ngạc nhiên về số lần bạn đi tiểu trong ngày.

 Tuần 3Clip: Hành trình kì diệu của bé trong bụng mẹ từ tuần 1 đến tuần 9

•    Mẫn cảm với mùi hương: Rất nhiều phụ nữ khi mới mang bầu cảm thấy buồn nôn khi họ tiếp xúc với những mùi khác nhau. Triệu chứng này có thể là phản ứng phụ khi lượng estrogen đột nhiên tăng lên trong cơ thể.

•    Chán ăn: Phụ nữ thời kì mang thai thường cảm thấy chán nản, không muốn ăn thậm chí cả những thức ăn bạn đã từng “nghiện”.

•    Buồn nôn hoặc ói mửa: ốm nghén thường không xuất hiện ở giai đoạn sớm nhưng một số bà mẹ sẽ rất dễ cảm thấy buồn nôn.

•    Nhiệt độ cơ thể cao: Nếu bạn đo nhiệt độ trong cơ thể và nhận ra rằng nhiệt độ cơ thể bạn vẫn tiếp tục cao trong vòng 18 ngày, bạn có lẽ đã mang thai.

•    Sự chảy máu: một vài bà mẹ nhận thấy một lượng nhỏ những chấm máu màu đỏ hoặc hồng xuất hiện trên quần lót giống như chuẩn bị đến kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau bụng ngay lúc đó thì nên gọi ngay cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Tuần này mẹ nên làm gì?

Bạn nên mua một bộ dụng cụ thử thai về nhà phòng khi bạn không thấy kinh nguyệt theo đúng chu kì. Để có kết quả tốt nhất, nên kiểm tra vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

Phương Vũ

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.