Viêm tai giữa có thể dẫn đến tử vong

Viêm tai giữa có thể dẫn đến tử vong

Đã có không ít trường hợp thực tế, do mắc bệnh viêm tai giữa phải chịu điếc. Và cũng có những trường hợp vì điều này là phải tử vong bởi biến chứng viêm màng não hay xuất huyết não…Đây là căn bệnh rất nguy hiểm.

Bệnh viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm, bộ phận này nằm sau màng nhĩ và nó thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Loại dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Đối với trẻ nhỏ thì viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, nó là bệnh nguy hiểm đứng thứ 2 sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em. Đối với người lớn thì cũng có những trường hợp gặp nguy hiểm bởi biến chứng của bệnh viêm tai giữa.

Với loại bệnh này thì có rất nhiều cách điều trị, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Trong phương pháp điều trị này thì kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu.

Thời gian để điều trị tối thiểu 8 ngày. Nếu như màng nhĩ không thủng thì có thể dùng thuốc nhỏ tai chứ bạn không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu, điều này có tác dụng để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý. Còn có nhiều cách khác để xử lý bệnh viêm tai giữa của bé.

Nếu như bị viêm tai trị kháng sinh không hiệu quả thì buộc phải chích rạch màng nhĩ và đặt ống thông nhĩ Diabolo hay nạo VA (viêm amidan). Cách này được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại.

Việc phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất đối với cách trị bệnh viêm tai giữa. Bệnh này cần được phát hiện sớm để chữa ổ viêm vùng mũi họng như nạo VA; điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm; làm thông vòi nhĩ bằng nghiệm pháp Valsava.

Nếu không nghe thấy tiếng hơi qua vòi đập vào màng nhĩ là nghiệm pháp âm tính, do vòi nhĩ bị tắc. Trường hợp này viêm đọng nhầy mủ ở vùng mũi họng – xoang – vòm thì không nên thổi hơi mà để bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng, nuốt nước bọt. Ngoài ra, để cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường ở nhà trẻ; không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau, tránh khói thuốc lá và giữ tai luôn khô sạch… là những biện pháp phòng ngừa tốt.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.