Xin hãy nhẹ hay với trẻ

Xin hãy nhẹ hay với trẻ
Xin hãy nhẹ hay với trẻ

Xin hãy nhẹ hay với trẻ

Khi nhận được một bưu kiện có mang dòng chữ “Xin nhẹ tay”, chắc chắn sẽ không ai có ý định quăng quật, vứt ném nó mọi nơi, hay coi nó như một thứ khó chịu và phiền toái. Bưu kiện đó sẽ được mở ra nhẹ nhàng, từ tốn vì người nhận đoán được rằng đây là món đồ dễ vỡ. Người ta sẽ vô cùng nhẹ nhàng với món đồ đó. Có lẽ nếu chúng ta coi trẻ con như một món quà quý giá của Thượng đế trao cho mình thì chúng sẽ sẽ kiên nhẫn hơn với những trò trẻ con hay những phiền toái mà chúng gây ra cho chúng ta hàng ngày.

Bọn trẻ có rất nhiều trò khiến thần kinh của các bậc cha mẹ mệt nhoài và phát điên, nhưng nếu chúng ta nhớ một điều rằng, trái tim của trẻ rất nhạy cảm, giống như một món đồ dễ vỡ, thì điều đó có thể giúp chúng ta dễ cảm thông hơn. Những câu nói thô bạo, cục cằn, những phớt lờ, bỏ rơi của chúng ta sẽ làm tổn thương tâm hồn trẻ. Vì vậy, thay vì dọa nạt “Nếu con không dừng ngay tức khắc trò đó, bố sẽ cho con phải khóc đến chiều đấy”, hay hỏi một cách lố bịch “Mày có muốn nát đít ra không hả?”… các ông bố bà mẹ hãy dừng lại một chút và tự hỏi “Tại sao mình lại phản ứng thái quá như vậy nhỉ?

Có một sự khác biệt lớn giữa hành động và phản ứng, bố mẹ nên học cách phân biệt hai khái niệm này. Điều này đòi hỏi nhiều suy nghĩ, thực hành và rất nhiều cái hít thở sâu. Khi cậu con trai đánh vỡ chiếc bình hoa pha lê của mẹ sau khi mẹ cậu đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần là không được đá bóng trong nhà. Người mẹ ngay lúc đấy đã nghĩ sẽ phải cho cậu một trận. Nhưng chị đã không phản ứng gì, thay vào đó đếm từ 1 đến 1000 và đợi xem điều gì tiếp theo sẽ xảy ra. Cậu con trai khi đó, thay vì phải chịu phản ứng giận dữ của mẹ đã phải tập trung vào hành xử chưa tốt của mình. Cậu lặng lẽ nhặt tất cả các mảnh vỡ rồi đưa cho mẹ, và chị nhận thấy con trai mình đã có một bài học buồn. Hai mẹ con cùng nói về chuyện đã xảy ra rồi cậu bé hứa sẽ không bao giờ chơi bóng trong nhà nữa. Và nó đã giữ lời hứa.

Khi bạn thấy mình sắp sửa nổi đóa lên, hoặc những phản ứng bắt đầu trở nên nghiêm trọng, hãy hít thật sâu và đếm từ một đến mười – thậm chí đến cả mười nghìn, và tự nhủ “Chuyện gì xảy ra với mình thế nhỉ?”, “Tại sao mình lại như thế này?”.

Hít thở, hít thở, hít thở và suy nghĩ trước khi hành động, như thế một lần nữa bạn có thể cảm thấy vị ngọt ngào tuyệt vời của con mình.

Không có gì quan trọng hơn việc đối xử với tâm hồn trẻ thơ bằng sự chăm sóc nhẹ nhàng, âu yếm.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.