1. Chữa đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp: trà khô, cúc hoa, câu kỷ, mỗi vị 12g. Hãm uống trong ngày.
2. Chữa mập, giảm mỡ máu: trà khô, lá sen, nụ vối, cỏ ngọt mỗi vị 14g. Hãm uống.
3. Chữa đau bụng, lạnh bụng tiêu chảy: trà khô, gừng tươi, mỗi vị 14g. Hãm uống.
4. Chữa tâm phiền bứt rứt khó ngủ: trà khô, tâm sen, táo đỏ, long nhãn, mỗi vị 16g. Hãm uống.
5. Chữa đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp: trà khô, cỏ ngọt, táo tàu, mỗi vị 12-16g. Hãm uống.
6. Chữa sỏi gan, sỏi mật: trà khô, atisô, thảo quyết minh mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Hãm uống.
7. Chữa cảm, ho đàm, tiêu chảy: trà khô, gừng, vỏ quít, nụ vối mỗi vị 12g. Hãm uống.
8. Chữa chảy máu chân răng, tiểu tiện ra máu: trà khô, gương sen, rễ tranh, hoa hòe mỗi vị 14g. Hãm uống.
9. Chữa suy nhược, mệt mỏi: trà khô, táo đỏ, đảng sâm, câu kỷ, cúc hoa, cam thảo lượng bằng nhau. Hãm uống.
10. Bổ tỳ vị, khai vị, thơm người, kéo dài, tuổi thanh xuân: trà kết hợp cơm cháy, tiểu hồi, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, lượng bằng nhau sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần dùng 20-30g pha nước uống.
Trà là một dược liệu quý, nếu biết sử dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không dùng trà lúc đang đói bụng; người suy nhược thần kinh, người khó ngủ, nhịp tim nhanh, hay bị nóng, đang bị bệnh trĩ, táo bón, phụ nữ có thai không nên dùng.
Trà khô loại ngon có màu lục, hoặc đen lục, màu (bích ngọc), sắc trà tươi nhuận sáng sủa, cọng trà tròn trịa đều, đầu nhọn, dùng hai ngón tay vê thấy tan thành bột, pha nước trà có màu xanh lục hoặc màu bích ngọc, khi nếm vị trà đầu lưỡi cảm thấy tươi ngọt, thơm sảng khoái, sau đó còn lưu lại vị ngọt đó mới là trà tốt. Nên uống trà nóng, còn giữ được hương sắc của vị trà, hoạt chất của trà dễ phát tán ra được mồ hôi, giúp hạ thân nhiệt, mát người. Trà đá, trà nguội không có tác dụng ra mồ hôi, nhiệt vẫn uất kết bên trong nên không tốt.
Lương y Phan Thị Thạnh
Nguồn: Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.