10 chức năng “khó tin” nhưng kì diệu của nhau thai

0
120
10 chức năng 'khó tin' nhưng kì diệu của nhau thai

Nhau thai được ví như sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. “Sợi dây liên kết” này không những có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần mà nó còn đóng vai trò trọng yếu trong việc duy trì sự sống và nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Vai trò của nhau thai đối với sự sống của thai nhi

Nhiệm vụ chính của nhau thai là truyền dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ đến thai nhi. Trọng lượng của nhau thai bằng 1/6 trọng lượng của em bé khi chào đời. Điều thú vị là nhau thai không có bất cứ tế bào thần kinh nào. Nó cũng không ảnh hưởng đến cột sống hay não bộ của người mẹ. Cứ mỗi phút trôi qua, có khoảng 550ml máu bơm vào tử cung, chuyển dinh dưỡng và oxy tới bào thai thông qua nhau thai.

10 chức năng khó tin của nhau thai

1. Như đã nói, chức năng chính của nhau thai là cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Nuôi dưỡng em bé phát triển hoàn thiện đến khi kết thúc thai kỳ.

2. Nhau thai còn có chức năng hoạt động giống như thận. Nhau thai có thể lọc độc tố, đào thải các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

3. Kỳ diệu hơn, nhau thai có tác dụng như lá phổi của con người, truyền oxy cho thai nhi. Do bào thai không thể hô hấp trực tiếp với oxy bên ngoài.

4. Nhau thai “chở” những chất thải sinh học do thai nhi thải ra đến hệ thống tuần hoàn của người mẹ. Tại đây các chất thải này đi ra ngoài theo đường nước tiểu.

5. Nhau thai bảo vệ em bé khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng, hoạt động như một bộ lọc máu.

6. Nhau thai sản xuất nhiều loại hormone bảo đảm cơ thể mẹ có đủ lượng glucose trong máu để nuôi dưỡng thai nhi. Đặc biệt nhau thai tiết ra hormone HCG bảo đảm hiện tượng rụng trứng không xảy ra. Vì thế mẹ bầu sẽ không có kinh nguyệt trong thời gian mang thai.

7. Nhau thai có khả năng khiến cho chất dinh dưỡng đến với thai nhi nhanh và hiệu quả hơn.

10 chức năng 'khó tin' nhưng kì diệu của nhau thai

8. Nhau thai cung cấp oxy cho thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ hít phải nước ối.

9. Nhau thai tiết ra lượng lớn kích thích tố nữ estrogen và progesterone để ngăn chặn các cơn co tử cung xảy ra khi chưa đến ngày dự sinh.

10. Trong 3 giai đoạn của thai kỳ, nhau thai di chuyển trong khi tử cung phát triển lớn dần. Những tháng đầu thai kỳ, nhau thai giữ ở mức thấp. Sau đó vào giai đoạn sau của thai kỳ, nhau thai sẽ di chuyển lên trên cùng của tử cung giữ cho cổ tử cung mở, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai

Mặc dù nhau thai được tạo hóa thiết kế hoàn hảo nhưng không phải là không bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu bên ngoài.

–  Bị thương ở bụng: Bị ngã, hay bị vật nhọn đâm vào bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhau thai. Nguy cơ nhau thai bị đứt, gãy là rất cao.

–  Gặp vấn đề về đông máu: Một số vấn đề y khoa có thể gây ra hiện tượng máu không đông lại được.

–  Huyết áp cao: Huyết áp cao cũng có thể khiến nhau thai không thực hiện đầy đủ chức năng của nó.

–  Tuổi cao: Mẹ mang thai sau 40 tuổi dễ có nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến nhau thai hơn các mẹ khác.

–  Mang đa thai: Các bà mẹ mang đa thai thường có nhau thai phát triển yếu hơn.

–  Bong nút nhầy cổ tử cung sớm: Bong nút nhầy cổ tử cung quá sớm cũng khiến nhau thai gặp nguy hiểm.

–  Đã có tiền sử về nhau thai: Những mẹ có tiền sử nhau thai gặp vấn đề trong các lần mang thai trước cũng có nguy cơ cao về nhau thai trong lần mang thai tiếp theo.

–  Phẫu thuật tử cung: Đã từng phẫu thuật tử cung cũng có thể khiến nhau thai không phát triển bình thường.

–  Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, những chất kích thích nói chung cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nhau thai.

Một số vấn đề thường gặp đối với nhau thai

Trong những lần siêu âm và khám định kỳ, bác sỹ sẽ theo dõi được tình trạng nhau thai có bình thường hay không nhờ xác định lưu lượng máu truyền qua dây rốn- nhau thai. Khi mang thai mẹ bầu có thể phải đối mặt với một số vấn đề về nhau thai sau.

1. Nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược là thuật ngữ sản khoa để chỉ hiện tượng nhau thai bám quá chắc và sâu vào thành tử cung. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nhau thai bám vào thành tử cung. Khi đến ngày dự sinh, nhau thai sẽ bong tróc tự nhiên và em bé chào đời. Trường hợp nhau cài răng lược, một phần hay toàn bộ bánh nhau không bám bình thường vào thành tử cung, mà bám sâu và chắc. Mẹ bầu mắc nhau cài răng lược dễ có nguy cơ sinh non hoặc mất máu khi chuyển dạ. Để xử lý trường hợp này, các bác sỹ thường chọn phương pháp mổ lấy thai hoặc phẫu thuật loại bỏ nhau thai.

2. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, che một phần hoặc che hoàn toàn cổ tử cung. Trường hợp này, bánh nhau đã “ngáng” đường đi của thai nhi khi chào đời. Mổ lấy thai hiện nay là phương pháp phổ biến và an toàn nhất khi mẹ bầu mắc nhau tiền đạo.

Triệu chứng nhau tiền đạo phổ biến mất là thai phụ bị chảy máu bất thường nhưng không đau bụng vào cuối thai kỳ thứ hai hoặc bắt đầu sang thai kỳ thứ ba.

Lam Khê

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.