1. Mẹ luôn thấy mình xấu xí đi nhiều
Có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn khi cô ấy cảm nhận về cơ thể của mình. Một mặt, cô ấy thấy mình tự hào vì đã mang trong mình một hình hài bé nhỏ. Mặt khác, cô ấy thấy mình quá to béo khi tăng cân vù vù và trở thành “gấu mẹ vĩ đại”. Cơ thể cô ấy bị giãn căng ra và chảy xệ, dường như mọi thứ không còn vừa vặn với cô ấy nữa. Mỗi ngày cô ấy sẽ đứng trước gương và thở dài đến hai phút khi nhìn rõ sự thực rằng quần áo hoàn toàn chật cứng, đường cong cơ thể không còn nữa. Đây cũng là khoảng thời gian nhạy cảm, cũng có thể là tuyệt vời khi bố nói gì đó về vẻ ngoài của mẹ bầu. Hãy cảm nhận vẻ đẹp của cô ấy khi có con, nuôi con và nói với cô ấy rằng điều đó tuyệt thế nào. Khi cô ấy đứng trước gương và sắp rớt nước mắt vì không thể vừa được quần áo cũ, hãy sắm cho cô ấy đồ mới và khiến cho cô ấy lạc quan hơn.
2. Đôi khi mẹ bị ám ảnh bởi em bé
Sự thực là bà mẹ nào cũng sẽ bị say mê quá mức với đứa con của mình. Ngay cả khi con chưa sinh ra, cô ấy vẫn sẽ luôn nghĩ về những món đồ nhỏ, con mặc vào sẽ đẹp đẽ tới đâu, nên chụp cho con những kiểu ảnh như thế nào. Tốc độ đăng ảnh lên Facebook của cô ấy có khi còn nhanh hơn tốc độ bạn nói xong một câu. Cô ấy trở về thời mới yêu thuở nào và không bao giờ cảm thấy đủ.Hỡi những chàng trai mới làm bố, đôi khi bạn cảm thấy mình thừa ra trong mối quan hệ hai mẹ con, có thể bạn sẽ thấy ghen tị, tủi thân, nhưng bạn hãy cố gắng hòa nhập và giúp đỡ cô ấy thay vì đòi hỏi cô ấy quan tâm tới bạn như khi chưa làm mẹ.
3. Mẹ bị sợ hãi nhiều hơn
Thật kinh khủng khi bạn cố gắng làm đúng mọi thứ nhưng sự thực thì lúc nào các nàng cũng thấy bạn đang làm sai. Trở thành một người mẹ khiến cho cô ấy trải qua nhiều nỗi sợ hãi nhưng cuối cùng vẫn phải tự an ủi rằng “tốt thôi, mọi chuyện sẽ qua, cuộc sống mà”. Mọi thứ vẫn có thể trở nên sai lầm, cho dù bạn có cố gắng hết sức mình. Nỗi lo lắng về chuyện ăn ngủ không theo quy luật, con có ốm đau gì không, khó chịu ở đâu không khiến mẹ trở nên khủng hoảng. Nếu như không thể rèn cho con một giấc ngủ đúng giờ, đôi khi mẹ cũng sẽ mong muốn đánh đổi nhiều tiền để có được một giấc ngủ tử tế, hoặc có ai đó “rước nó đi” để thảnh thơi được mấy phút còn làm việc khác. Cô ấy cảm thấy sợ hãi khi không điều gì diễn ra theo như những gì mong đợi. Hãy cố gắng cảm nhận tâm trạng của cô ấy và ở bên cô ấy khi cần. Người mẹ cũng cần được lắng nghe nhiều hơn.
4. Người mẹ có tâm lý phòng thủ
Dù cho có nhiều lời khuyên đến đâu, cô ấy vẫn sẽ nghĩ mình cần tự mình kiểm tra thông tin trước rồi mới thực hiện. Mẹ bạn nghĩ đã đến lúc cô ấy quay lại làm việc, để con cho bà nội trông hoặc là cô ấy nên ở nhà để chăm sóc con nhiều hơn. Còn bạn cô ấy sinh con sớm hơn cô ấy 5 tuần và hiện giờ đang quá háo hức để kể cho cô ấy mọi thứ hiện giờ cô ấy đang nghĩ là sai rồi. Ngoài ra còn vô số cuốn sách dạy về cách chăm sóc con nữa. Tất cả đã khiến cho cô ấy hình thành nên một hàng rào phòng ngự trong tâm trí mình. Đôi khi cô ấy cũng đau đầu và mặc kệ để mọi chuyện ra sao thì ra. Nếu như có lúc nào đó cô ấy trở nên ương bướng và không nghe lời bạn, hãy thông cảm, vì đó là tâm lý của cô ấy khi đã có con và chưa điều chỉnh được trở về trạng thái bình thường.
5. Người mẹ không thể điên lên với con mình
Theo tính lô-gic, người mẹ mới biết được tại sao mình không thể ngủ tử tế hay lý do để căn nhà thường xuyên tràn ngập mùi sữa còn người cô ấy lại nhễ nhại mồ hôi với những “mùi hương” khó tả. Thế nhưng, cô ấy vẫn sẽ cố gắng kiềm chế để không gào thét với đứa con mới sinh của mình. Để giải tỏa những áp lực tâm lý mình gặp phải, cô ấy chọn lựa cách chuyển nó cho bạn. Vì vậy, những ông bố mới đừng phàn nàn với cô ấy ngay cả khi bạn phải thức dậy và pha sữa cho con lúc 2 giờ sáng. Tin rằng cô ấy còn mệt mỏi gấp mấy lần bạn nữa. Và đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để bạn xắn tay lên và giúp cho căn nhà gọn gàng hơn khi cô ấy đang lu bu giữa đống hỗn độn của đứa nhỏ, tiếng gào khóc của con và cánh tay mỏi nhừ vì bế nó. Cũng đừng lên tiếng mắng cô ấy khi cô đã lỡ to tiếng với con, ở bên con cả ngày khi nó quấy khóc thực sự đôi khi làm mất đi sự kiềm chế của cô ấy.
Tuyết Trang