Mỗi ngày, bạn đều bị “dội bom” bởi những quảng cáo loại thuốc mới nhất, mạnh nhất. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nhiều loại còn chưa được kiểm chứng. Nhiều loại thuốc được biết là nguy hiểm vẫn đang lưu hành và được kê đơn. Hãy cảnh giác với 10 loại dưới đây.
Mỗi ngày, bạn đều bị “dội bom” bởi những quảng cáo loại thuốc mới nhất, mạnh nhất. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nhiều loại còn chưa được kiểm chứng. Nhiều loại thuốc được biết là nguy hiểm vẫn đang lưu hành và được kê đơn. Hãy cảnh giác với 10 loại dưới đây.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia trên website mydailymoment, những loại thuốc dưới đây có thể gây nguy hiểm cho bạn.
-
1
Advair – được kê để điều trị hen, thực tế lại có thể làm bệnh nặng hơn. Thuốc chứa salmeterol (chất làm giãn phế quản) mà nếu dùng thường xuyên sẽ làm tăng độ trầm trọng của cơn hen. Hơn 5.000 ca tử vong được ghi nhận tại Mỹ có liên quan đến thuốc này và mới đây Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã gắn cho nó cảnh báo “đen” – mức độ cảnh báo cao nhất.
Nếu bạn được kê Advair để chữa hen, hãy yêu cầu bác sĩ đổi loại khác ít tác dụng phụ hơn.
-
2
Prednisolone – sử dụng steroid này cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài những trường hợp cực kỳ cấp thiết (như tai nạn đe dọa tính mạng hoặc để chữa bệnh ngắn ngày) đều có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ, như mỏng da, chậm phát triển, rối loạn chức năng tình dục, dễ thâm tím, mất ngủ, tăng huyết áp, tâm thần phân liệt… Hãy yêu cầu bác sĩ kê loại thuốc khác an toàn hơn.
-
3
Celebrex – thuốc giảm đau này có liên quan đến hàng nghìn ca chảy máu dạ dày, suy gan và thận. Mặc dù vậy, các bác sĩ hiện vẫn có thể kê nó cho người bệnh. Một giải pháp an toàn hơn là sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen.
-
4
Thuốc xịt mũi Afrin – loại thuốc không cần kê đơn này được sử dụng để làm thông thoáng mũi trong trường hợp cảm lạnh hoặc viêm xoang. Dòng in đậm trên đó lưu ý là bạn không được dùng quá 3 ngày vì nó có thể gây nghiện và dẫn tới viêm mũi, chảy máu mũi. Nước muối biển rẻ tiền là cách an toàn hơn và thích hợp hơn để làm sạch mũi trong trường hợp bạn bị cảm lạnh.
-
5
Prilosec – thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày lại có thể dẫn tới cơn đau tim. Cơ quan FDA gần đây đã mở cuộc điều tra về mối liên hệ giữa các vấn đề tim mạch với thuốc này.
-
6
Ritalin – dùng chữa cho những người bị chứng tăng động giảm chú ý. Nó cực kỳ nguy hiểm. Ở trẻ con, loại thuốc này đã được chứng minh là cản trở tăng chiều cao và cân nặng, gây mất ngủ, hồi hộp, gây buồn nôn, đánh trống ngực, co giật. Việc sử dụng nhiều có thể gây nghiện và hội chứng cai nghiện. FDA cũng đã dán nhãn “đen” cho loại thuốc này.
-
7
Pseudoephedrine – một thành phần quen thuộc trong thuốc ho và cảm lạnh. Nó có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, đặc biệt nguy hiểm cho những người bị bệnh tim hoặc bị tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn có mối liên hệ với các cơn đau tim, đột quỵ và có thể gây biến chứng khác. Vì thế, lần tới mua thuốc cảm, hãy đọc kỹ thành phần, và loại bỏ bất cứ thuốc nào có chứa thành phần này.
-
8
Accutane – được dùng để trị mụn trứng cá đã không đáp ứng với các cách điều trị khác như kháng sinh. Tuy nhiên, đã có nhiều ca biến chứng do tác dụng phụ của loại thuốc này được công bố.
-
9
Prozac – thuốc chống trầm cảm, có tác dụng an thần. Ở một số bệnh nhân, nó có thể gây tác dụng ngược và gây ra những cơn lo âu thường xuyên, kéo dài, suy nghĩ tự sát hoặc các hành vi bạo lực.
-
10
Beta Blockers – nhóm thuốc được dùng để hạ huyết áp. Thuốc làm yếu tim và có thể tăng lượng lipid máu. Các tác dụng phụ nguy hiểm khác là làm giảm nhu cầu tình dục và suy nhược.
Còn nhiều loại thuốc khác trên thị trường cũng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Hãy là một bệnh nhân thông thái, hỏi ý kiến bác sĩ về tương tác của thuốc, cách sử dụng và liều lượng. Nếu bạn bắt đầu xuất hiện các biến chứng do dùng thuốc nào đó, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Nếu bạn thấy bác sĩ vẫn kê cho mình một loại thuốc nguy hiểm, bất chấp cảnh báo an toàn của nó, hãy hỏi ý kiến một bác sĩ thứ hai và tìm giải pháp thay thế. Ngay cả khi bác sĩ kê thuốc cho bạn, và bạn có đủ tiền mua, điều đo không có nghĩa là nó an toàn.
Ngoài ra, dù bạn làm gì, đừng bao giờ tự ý ngừng thuốc mà không tư vấn bác sĩ, và đừng bao giờ dùng thuốc lẫn với rượu.