Tuy nhiên, những người nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho trẻ sơ sinh bú bằng bình vừa không tốt cho cả mẹ và bé.
Cho trẻ sơ sinh bú bằng bình không tốt như các bà mẹ lâu nay vẫn thường nghĩ. Thực tế, cách làm này có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn dễ dàng, gặp các vấn đề về răng và thẩm mỹ khuôn mặt sau này. Dưới đây là 10 lý do tại sao bạn cần thay đổi thói quen cho trẻ sơ sinh bú bằng bình ngay hôm nay.
1. Trẻ từ chối bú vú mẹ khi đã quen bú núm vú giả
Một khi trẻ đã quen bú bằng bình và núm vú giả, trẻ sẽ dễ dàng từ chối ngậm vú mẹ. Đây quả thật là một vấn đề lớn khi bạn cho con ra ngoài và không có sẵn bình đựng sữa ở bên.
2. Bú sữa bình có thể khiến trẻ bú quá no
Thông thường, bầu sữa mẹ có thể điều tiết được lượng sữa chảy ra trong quá trình cho con bú nhanh hoặc chậm, ít hoặc nhiều. Trong khi đó, bình sữa hoạt động không linh hoạt như bầu sữa của mẹ. Sữa chảy qua núm vú giả ở bình sữa nhiều và không điều tiết nhanh chậm hiệu quả được. Vậy nên, dù thời gian bú mẹ trực tiếp và bú bình là như nhau nhưng trẻ có thể nhanh no hơn khi bú bằng bình. Nếu không lưu ý đến vấn đề này, mẹ có thể cho con bú quá no, rất không tốt cho con.
3. Trẻ có thể bị đau bụng khu bú sữa bình
Trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị đau bụng khi bú bình, do trẻ có thể nhận một lượng không khí ở ngoài vào bụng trong suốt quá trình bú. Kết quả là em bé có thể bị tắc nghẽn ruột và sinh ra đau bụng.
4. Bú sữa bình gây nhiễu khuẩn dễ dàng
Do bú bằng bình, nên vi khuẩn ở trong không khí dễ dàng lọt vào bình và núm vú giả gây ra nhiễm khuẩn ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy là triệu chứng rõ ràng nhất của vấn đề nhiễm khuẩn qua đường ăn uống. Tiệt trùng bình sữa là bước quan trọng để đẩy lùi tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh, nếu bạn cần phải cho con bú bằng bình.
5. Bú sữa bình gây bất tiện
Nếu so sánh việc cho con bú sữa bằng bình và bú sữa mẹ trực tiếp, bạn sẽ thấy rằng cho con bú bằng bình bất tiện hơn. Bạn phải làm rất nhiều bước trước khi cho trẻ bú, bao gồm việc tiệt trùng bình sữa, làm khô bình, vắt sữa vào bình, cầm bình sữa trong suốt quá trình cho con bú, bảo quản sữa còn trong bình đúng cách và tiệt trùng bình sữa sau khi cho trẻ bú xong. Thật là phức tạp phải không các mẹ!
6. Bú sữa bình có thể dẫn đến các vấn đề về răng
Sử dụng núm vú giả thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề về răng của trẻ sau này, ví dụ như răng mọc lệch. Hậu quả là sau này bạn sẽ phải sử dụng biện pháp chỉnh hình răng cho con như niềng răng, nắn chỉnh răng.
7. Trẻ bú sữa bình dễ bị nhiễm trùng tai
Cho con bú sữa bằng bình có thể làm tăng cơ hội cho sữa chảy nhiều, tràn qua ống tai của trẻ sơ sinh và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tai của chúng một cách dễ dàng. Bú vú mẹ trực tiếp thì an toàn hơn vì ngực mẹ ở bên trên nên sữa thừa chảy ra có xu hướng chảy xuống cằm và cổ trẻ thay vì chảy đến tai.
8. Bú sữa bình có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ
Sự thực là khi bú sữa bằng bình thường xuyên, trẻ sơ sinh có xu hướng nhai núm vú giả và khiến cơ mặt của trẻ phát triển bất bình thường, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của chúng sau này.
9. Bú sữa bình làm giảm sự kết nối giữa mẹ và con
Rõ ràng là khi cho con bú trực tiếp, mẹ sẽ tăng tiếp xúc với con qua bầu ngực, núm vú, khuôn mặt và cả cơ thể. Điều này giúp mẹ truyền hơi ấm cho con, chia sẻ mùi cơ thể và giao tiếp qua ánh mắt, giọng nói. Ngược lại, khi cho con bú bằng bình sữa, mẹ có thể hạn chế tiếp xúc với con một phần nhất định.
10. Bình sữa có thể gây bỏng cho trẻ nếu hâm sữa quá nóng
Thêm nữa, lý do bạn không nên cho trẻ sơ sinh bú bằng bình vì bạn có thể khiến trẻ bị bỏng da nếu hâm sữa quá nóng. Thông thường, sữa từ bầu ngực của mẹ có nhiệt độ ấm tự nhiên thích hợp nhất, dù là ở mùa nào. Nhưng khi bạn đã vắt sữa ra bình, sữa bị lạnh đi và việc hâm sữa quá nóng thiếu kiểm soát và thiếu kiểm tra kỹ rất dễ dàng làm trẻ bị bỏng, khóc thét lên và sợ bú.
Nguyễn Mai – Nguồn: THS
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.