Vượt cạn thành công khiến mẹ mừng rơi nước mắt, nhưng đây chưa phải thời điểm mẹ có thể “thở phào” vì đã kết thúc khoảng thời gian bầu bí đầy vất vả, gian nan đâu. “Công cuộc” chăm sóc con nhỏ, nhất là tháng đầu tiên sau sinh sẽ khiến mẹ mệt phờ, thậm chí nếu không chuẩn bị tinh thần trước, mẹ rất dễ bị stress đấy. Vậy nên hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để “sống sót” qua giai đoạn được coi là “chông gai” nhất này, các mẹ nhé!
1. Đừng mong đợi sự hoàn hảo ở bản thân và em bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của những người lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, mẹ không cần đòi hỏi quá nhiều ở bản thân. Vượt qua giai đoạn khó khăn này để thích nghi với hoàn cảnh mới là tất cả những gì bạn có thể làm. Mẹ nên nhớ rằng 90% những gì bạn đang làm đã đạt điểm A rồi.
2. Đơn giản hóa mọi việc
– Nếu đang cho con bú, bạn nên ngồi trên chiếc ghế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất bên cạnh một chiếc bàn để đặt chai nước, kính, đồng hồ, hoặc có thể là âm nhạc và bất kì những gì bạn cần khi bé bú.
– Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi bạn không cần phải thức giấc khi bé quấy khóc. Chỉ cần đặt nôi của bé sát giường và chỉ cần nhướn người sang là bạn có thể ôm lấy và cho bé nằm cạnh để bú.
– Gom sẵn những thứ bạn cần khi pha sữa cho con, bạn có thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi khi phải mò tìm nắp bình sữa trong các ngăn kéo và tủ bếp giữa khuya. Trước khi ngủ, mẹ có thể thử cho sữa bột vừa đủ vào bình khô, sạch. Nếu sợ không pha kịp vào giữa đêm, mẹ chỉ cần hòa sữa vào nước rồi cho bé bú và rửa sạch bình bú vào sáng hôm sau.
– Bạn có thể sẽ cần vệ sinh vết mổ sau mỗi lần đi vệ sinh bằng vài dụng cụ cần thiết. Để đồ càng gần tầm tay thì bạn càng làm nhanh hơn để quay lại với bé. Các sản phẩm tốt cho bạn là thuốc Preparation H, gạc vệ sinh, Tylenol hoặc Motrin. Dạng chai xịt để nhẹ nhàng vệ sinh làm loãng nước tiểu của rất tốt cho vết mổ.
3. Ngủ khi bé ngủ
Tránh việc thiếu ngủ để luôn tỉnh táo khi chăm sóc bé. Bạn cần hiểu rõ mình cần ngủ bao lâu mỗi ngày và tranh thủ chợp mắt khi con ngủ.
– Để bé nằm ngừa và đặt vào lại nôi khi bé đã ngủ và để gối, chăn hoặc đồ chơi ra xa, có thể để một tấm chăn mỏng dưới cánh tay bé ở khoảng nửa dưới của nôi.
– Gọi cho bác sĩ nếu như bé ngủ quá nhiều (hơn 16 tiếng mỗi ngày) vì rất có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng.
4. Tập đưa mọi thứ vào quỹ đạo
Trong khi một số mẹ cảm thấy nên tập cho con theo một lịch sinh hoạt nhất định, số khác cảm thấy mọi chuyện tự nhiên vẫn là tốt nhất. Dù theo cách nào, bạn nên làm những gì tiện cho bạn mà không làm con khó chịu. Bạn sẽ cần trải nghiệm và mắc lỗi để cân bằng. Nếu bạn chưa đi làm lại, việc bé ngủ lúc nào cũng không quá quan trọng. Đôi khi bạn nên để con ngủ khi bé cần không đánh thức nếu con vẫn đang ngủ.
– Dọn dẹp và giữ nhà cửa sạch sẽ: Việc này giúp phòng bệnh cho bé và giữ cho bạn thấy yên lòng hơn khi chăm con.
– Giúp bé phân biệt được ngày và đêm bằng cách chơi cùng và để phòng sáng sủa vào ban ngày cũng như tránh bật nhạc to và để nhiều đèn vào buổi đêm. Thay quần áo theo thời gian cố định để giúp bé nhận biết lúc nào chơi hoặc ngủ. Mặc đồ ngủ sẽ làm bé cảm thấy thoải mái, ấm áp và ngủ lâu hơn.
5. Lưu ý những rối loạn cảm xúc sau sinh
Đặc biệt khi bạn đang điều trị, hồi sức sau phẫu thuật hoặc nhận hỗ trợ sau sinh. Hơn 50% phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc như thường khóc, mệt mỏi, buồn bã và thiếu minh mẫn vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau sinh. Có thể là do sự sụt giảm hóc môn đột ngột sau sinh. Đừng giấu đi những triệu chứng này và bất cứ cảm xúc buồn bã hay tội lỗi nào, mẹ nên tâm sự với ai đó gần gũi hoặc những người thân trong gia đình.
Xem tiếp:
10 mẹo giúp mẹ “sống sót” qua tháng đầu sau sinh (P2)
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Làm đẹp sau sinh
(Theo MB)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.