Việc chăm sóc con nhỏ, nhất là tháng đầu tiên sau sinh sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, thậm chí nếu không chuẩn bị tinh thần trước, mẹ rất dễ bị trầm cảm sau sinh đấy. Vậy nên hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để “sống sót” qua giai đoạn được coi là “chông gai” nhất này, các mẹ nhé!
>> 10 mẹo giúp mẹ “sống sót” qua tháng đầu sau sinh (P1)
6. Nhận sự giúp đỡ từ những người khác
Nếu đủ khả năng, mẹ nên thuê người giúp việc, dù chỉ là một hoặc hai lần mỗi tuần. Thuê người trông trẻ nếu bạn cần nghỉ ngơi, họ sẽ giúp mẹ “giảm tải”. Bạn cũng có thể chỉ cho anh xã cách chăm sóc con để bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi. Rất có thể chồng bạn thay tã cho con còn “điêu luyện” hơn bạn nữa đấy!
7. Địu bé khi bạn đi lại trong nhà hoặc bên ngoài
Xe đẩy cũng tốt nhưng có thể bạn sẽ thấy giữ con trước ngực sẽ thuận tiện hơn ngay cả lúc bạn đang nấu ăn. Đi dạo sẽ giúp hai mẹ con thư thái hơn khi bạn địu con theo cùng. Gần gũi với mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và vui vẻ, và đương nhiên là việc sẽ có lợi cho bạn.
8. Theo chế độ ăn uống mới
Sau 9 tháng ăn uống theo “tiêu chuẩn”, giờ là lúc bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn quay trở lại lượng calo thông thường. Sẽ mất một đến hai tuần để điều chỉnh lại thói quen này. Lên kế hoạch ăn ba bữa mỗi ngày và linh hoạt bổ sung bữa ăn nhẹ cho đến khi cơ thể lấy lại được thói quen ăn uống. Sau khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cho phép, bạn nên bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu có thể, nên đến phòng tập thể hình. Bạn sẽ không chỉ được tiếp xúc với không gian mới mà còn cảm thấy có động lực để mặc vừa những bộ quần áo trước kia. Bạn cũng đừng quên uống đủ nước và uống vitamin tổng hợp có chất lượng.
9. Cân bằng các mối quan hệ xã hội
Dù bằng cách nào, bạn cũng nên giữ liên lạc với những người gần gũi như cha mẹ, họ hàng hay bạn bè. Có thể thử tìm những người mới làm mẹ như bạn và kết nối với họ. Nhiều nơi có những hội nhóm các bà mẹ như vậy thường xuyên gặp nhau, và bạn có thể thử tìm trên mạng. Hạn chế cho người khác tiếp xúc với con khi sức đề kháng của bé còn yếu, nhiều người có thể lây bệnh trước khi họ có biểu hiện của bệnh.
10. Hãy hiểu bé và trông đợi ở bé những gì
Đừng lo nếu bé bị sụt cân vài ngày sau sinh, cân nặng sẽ quay trở lại như cũ sau bảy đến mười ngày. Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nhi để kiểm tra sức khỏe cho bé sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh, nếu bé được xuất viện sau khi sinh 24 tiếng và hai tuần sau sinh.
Luôn nhớ thời điểm cho bé tiêm phòng. Tiêm chủng cảm cúm và các mũi tiêm khác rất quan trọng trong giai đoạn này và các tháng tiếp theo. Bạn có thể hoãn lại và từ chối tiêm cho con. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ nhiễm bệnh và chưa có hệ miễn dịch như của trẻ đến tuổi tập đi và lớn hơn. Chia mũi tiêm cho bé không phải là hiếm và không đáng phải quá lo ngại miễn là cân nặng của bé vẫn ở mức ổn định.
Xem thêm
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Làm đẹp sau sinh
(Theo MB)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.