1. Tưới nước đúng cách
Cây trong chậu của bạn có thể chết vì lý do tưới nước, ví dụ như tưới ít nước (cây chết khô), tưới quá nhiều nước (cây thối rễ), tưới nước bằng vòi phun quá mạnh (cây còi cọc do không có đất để phát triển).
Trước khi tưới nước cho cây trong chậu, bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất trước để tưới nước vừa phải. Dựa vào thời tiết (nóng, lạnh) và đặc tính của cây (ưa nước, ưa khô) bạn cũng cần điều chỉnh cách tưới nước sao cho phù hợp. Ngoài phần gốc rễ, bạn cũng cần chú ý tưới nước bằng vòi phun cho phần lá cây để làm sạch lá cây, giúp cây quang hợp và phát triển tốt hơn.
2. Trồng cây bằng đất dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một phần quan trọng giúp cây phát triển nhanh hay chậm. Bạn có thể mua đất dinh dưỡng ở các cửa hàng bán đất trồng, hoặc tự làm đất dinh dưỡng cho cây bằng đất mùn, than bùn, xơ dừa, phân bón vi sinh và giun. Đất tốt giúp giữ độ ẩm lâu, thoát nước nhanh và cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.
3. Tìm hiểu khả năng chịu đựng của cây
Mỗi loại cây có một khả năng chịu đựng các điều kiện sống khác nhau. Những loại cây có sức sống mãnh liệt và có kích thước nhỏ là những lựa chọn tốt nhất để trồng trong chậu. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu rõ các đặc tính khác của cây liên quan đến khả năng chịu đựng của cây, ví dụ như ớt là cây có tán lá rộng nên bạn không nên trồng nhiều cây trong một chậu nhỏ.
4. Đặt chậu cây ở vị trí có đủ ánh sáng
Trung bình, các loại cây trồng trong chậu cần được chiếu sáng từ 6 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Chậu cây đặt ở hướng Nam hoặc Tây là lý tưởng nhất, nhưng bạn cũng có thể đặt chậu cây ở các hướng khác như hướng Bắc và hướng Đông đối với các loại cây ưa bóng râm hoặc cây có sức sống tốt.
5. Chậu to tốt hơn chậu nhỏ
Bạn có thể trồng cây đơn trong chậu nhỏ, hoặc trồng nhiều cây nhỏ trong chậu lớn để cây nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Đó là quy tắc đảm bảo sự thành công cho cây trồng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn coi trọng yếu tố nghệ thuật khi sử dụng chậu nhỏ, hãy chăm sóc cây tốt hơn để chắc chắn rằng cây của bạn không bị thiếu dinh dưỡng cũng như ánh sáng.
6. Chú ý đến chất liệu chậu
Các chậu bằng nhựa không phải là lựa chọn tốt nhất cho các cây trồng vì chúng không thân thiện với vi sinh trong đất, dễ bị bay khi có gió lốc và không bền đẹp. Chậu bằng gốm, sứ, gỗ là những lựa chọn an toàn hơn và có tính nghệ thuật hơn.
7. Sử dụng dàn đựng chậu cây nhiều tầng
Dàn đựng chậu cây không những chỉ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà còn tạo ra bóng và mái che ánh sáng cho các cây ở tầng thấp hơn. Đặc biệt, kiểu dàn trồng cây này rất phù hợp cho các loại cây trồng ngắn ngày và cây ưa bóng râm như rau xanh.
8. Hãy bắt đầu với các loại rau thơm
Nếu bạn thấy trồng cây trong chậu khó khăn, hãy bắt đầu bằng các loại cây nhỏ và dễ trồng như các loại rau thơm như húng, mùi tàu, răm…
9. Tiếp đó, trồng các loại rau, củ, quả
Một số loại rau, củ, quả cũng rất dễ trồng trong chậu, ví dụ như hành, khoai lang, khoai tây, cà chua. Chỉ cần bạn đảm bảo được các yếu tố cơ bản bên trên, chắc chắn rau, củ, quả bạn trồng sẽ cho thành quả.
10. Chú ý đến mùa vụ
Ngoài các yếu tố quan trọng như đất, nước, ánh sáng… để chậu cây của bạn không bị tàn lụi, hãy trồng cây đúng mùa vụ để cây sinh trưởng tốt. Tỏi và cần tây sẽ dễ dàng ra lá xanh và mập mạp vào mùa đông hơn là vào mùa hè bởi vì chúng là các loại cây hàn đới. Ngược lại, dù chăm sóc tốt đến mấy, bạn cũng khó trồng được rau muống xanh non vào mùa đông.
Nguyễn Mai
Nguồn: Houzz
Xem thêm:
Trang trí lan can cho ban công nhà bạn thêm cuốn hút
Thiết kế thác nước mang vẻ đẹp yên bình cho vườn nhà
Hướng dẫn tự làm chậu trồng cây mọng nước bằng xi măng
Tư vấn xây biệt thự xa hoa 340m2
Khéo léo xen kẽ không gian xanh cho biệt thự phố
Cách bố trí nội thất phòng khách và bếp ăn theo phong cách tân cổ điển
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.