10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới

Giới siêu giàu các nước trên thế giới sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD để sở hữu những siêu tàu ngầm phục vụ nhu cầu giải trí.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Chiếc tàu ngầm Nautilus VAS có giá trị 2,7 triệu USD được đặt tên theo chiếc tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên của thế giới USS-Nautilus của Mỹ. Tàu ngầm này có khả năng hoạt động liên tục 4 ngày dưới nước. Nó có thể mang theo 8 hành khách lặn xuống tới độ sâu lên đến 1.981 mét. Nautilus có một khoang không khí cho phép các thợ lặn thoát ra ngoài khi đang lặn để quan sát đáy biển tốt hơn. Tàu được trang bị một nhà vệ sinh, quán bar mini, màn hình video cùng hệ thống âm thanh kỹ thuật số.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Triton-3300
có giá trị 3 triệu USD. Tàu có chiều dài 3,96 mét, rộng 3,05 mét. Thân tàu có thiết kế hình bong bóng trong suốt có thể mang theo hai hành khách và một người điều khiển. Thiết kế này giúp hành khách quan sát đáy biển một cách dễ dàng. Khi xuống đến độ sâu mà ánh sáng tự nhiên không thể chiếu tới, hệ thống đèn LED mạnh mẽ trên tàu sẽ giúp hành khách tiếp tục khám phá những bí ẩn của đại dương. Triton-3300 có thể lặn xuống tới độ sâu 1.000 mét.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Marion Hyper-Sub
có giá trị 3,5 triệu USD. Nó là sự kết hợp giữa một tàu ngầm và một chiếc xuồng tốc độ cao. Trên mặt nước, tàu có thể di chuyển với tốc độ lên đến 40 hải lý/giờ nhờ vào động cơ diesel công suất 440 mã lực mạnh mẽ, phạm vi hoạt động tới 500 dặm. Dưới nước, nó có thể lặn xuống độ sâu 76,2 mét bằng cách sử dụng hệ thống lặn điện/thủy lực tự sạc. Chiếc tàu ngầm Hyper-Sub có chiều dài 9,45 mét có thể mang theo 5 hành khách. Những người may mắn sẽ được khám phá đáy biển bên trong chiếc siêu tàu ngầm bằng ghế da và nội thất gỗ cao cấp.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Nomad-1000
là chiếc tàu ngầm hoạt động độc lập có giá trị tới 6,5 triệu USD. Nó có thể nổi và lặn chỉ trong vòng một phút. Nomad-1000 được trang bị hệ thống pin sạc lại cùng các bình khí áp suất cao. Tàu ngầm này có thể hoạt động liên tục 10 ngày trên biển với khoảng cách lên đến 1.000 hải lý. Thân tàu có các cửa sổ bằng kính trong suốt giúp hành khách quan sát đáy biển dễ dàng hơn. Nhà sản xuất tuyên bố rằng với 16 đèn halogen công suất 1.000W đảm bảo đủ ánh sáng để bạn không bỏ lỡ bất kỳ điều gì dưới đáy biển. Nomad-1000 được trang bị một nhà vệ sinh có vòi hoa sen, giường đôi cỡ lớn, bếp để phục vụ cho 30 hành khách ở độ sâu 350 mét.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Chiếc tàu ngầm trị giá 8 triệu USD này được chế tạo bởi cựu sĩ quan hải quân Pháp Herve Jaubert. Hiện tại, ông là CEO của công ty sản xuất các loại tàu lặn hạng sang Dubai Exomos. Jaubert mô tả rằng Proteus là một chiếc xe buýt dưới nước với đầy đủ tính năng của một chiếc du thuyền hạng sang. Proteus có chiều dài 19,81 mét có khả năng mang theo 14 hành khách.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Sau khi chinh phục thế giới với hai bộ phim bom tấn tốn kém nhất lịch sử Holywood là Avatar và Titanic, đạo diễn James Cameron quyết định chinh phục đại dương bằng chiếc tàu ngầm Deepsa Chanllenger trị giá 8 triệu USD. Deepsa có chiều dài 7,32 mét được hoàn thành vào năm 2012 với mục tiêu chinh phục đáy biển tại rãnh Mariana, phần sâu nhất của các đại dương trên thế giới. Cameron đã trở thành người thứ 3 trên thế giới và là người đầu tiên một mình chinh phục rãnh Mariana. Ông phát biểu rằng, việc khám phá đại dương sâu thẳm để lấy ý tưởng cho các bộ phim 3D tiếp theo của mình.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Paul Allen người đồng sáng lập tập đoàn công nghệ khổng lồ Mircosoft đã bỏ ra 12 triệu USD để sở hữu chiếc tàu ngầm Yellow. Chiếc tàu ngầm có chiều dài 12,19 mét này có thể hoạt động liên tục dưới nước đến một tuần. Allen phát biểu rằng, ông có niềm đam mê khám phá đáy đại dương và đã phát hiện nhiều vụ đắm tàu. Người đồng sáng lập Microsoft còn sở hữu một chiếc siêu du thuyền mang tên Bạch tuộc trị giá 200 triệu USD có thể mang theo hai trực thăng, 7 xuồng tốc độ cao cùng thủy thủ đoàn tới 60 người. Chi phí hoạt động cho chiếc siêu du thuyền này lên đến 384.000 USD mỗi tuần.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Seattle-1000
có giá trị tới 25 triệu USD. Tàu có chiều dài 35,97 mét được thiết kế với 3 tầng. Nó có thời gian hoạt động liên tục lên đến 20 ngày với phạm vi tới 3.000 hải lý đủ khả năng xuyên Đại Tây Dương. Seattle-1000 tự hào với đài quan sát dài 9,14 mét, 5 phòng ngủ, 5 phòng tắm, hai phòng tập thể dục, hầm rượu và một nhà bếp biến nó thành chiếc tàu ngầm sang trọng nhất thế giới.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Chi phí để sản xuất một chiếc tàu ngầm Phoenix-1000 tới 80 triệu USD. Nó được thiết kế với 10 phòng ngủ, phòng tập thể dục, hầm rượu, bể bơi và nhiều hơn thế nữa. Tàu ngầm này có thể hoạt động ở độ sâu 304 mét. Nó cũng có một tàu ngầm mini có thể tách ra và di chuyển sâu thêm 304 mét nữa. Chiếc tàu ngầm mini đi kèm này cũng được sử dụng để vận chuyển hành khách lên xuống mặt nước mà tàu mẹ không cần phải nổi lên. Phoenix-1000 có chiều dài 64,92 mét. Tàu có diện tích sàn 464,5m2 đưa nó trở thành chiếc tàu ngầm chức năng hạng sang lớn nhất thế giới.

10 tàu ngầm thương mại đắt nhất thế giới
Đứng đầu trong danh sách những chiếc tàu ngầm đắt nhất thế giới là chiếc Migaloo với chi phí tới 230 triệu USD. Nó được thiết kế vừa là tàu ngầm vừa là siêu du thuyền được ví như một thành phố nổi. Migaloo có chiều dài tới 114,3 mét. Tàu có một hồ bơi dài 3 mét, sàn đáp cho trực thăng có thể gập vào bên trong thân tàu khi lặn. Tàu được trang bị đầy đủ tiện nghi bao gồm phòng chiếu phim, thư viện, phòng tập thể dục, phòng chơi game, phòng giặt, phòng riêng, hệ thống thang máy. Migaloo còn có hai dãy gồm 8 phòng VIP rộng rải. Tuy nhiên, chiếc siêu tàu ngầm đắt đỏ nhất thế giới này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng.

 

Theo Zing