Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn tránh những căng thẳng, stress thường gặp trong ngày. Hãy làm việc một cách cân bằng, ăn uống, sinh hoạt theo chế độ hợp lý sẽ giúp bạn sống khỏe hơn trong cuộc sống hiện đại này!
-
1
Tĩnh tâm theo thuật yoga
Ngồi vừa tầm trên ghế tựa, người thẳng nhưng không gồng cứng, hai tay đặt ngửa trên đầu gối, nhìn về phía sống mũi, hãy chú ý tập trung hít vào thật sâu và thở ra thật chậm (30 – 60 giây). Khi đã tập trung tư tưởng hoàn toàn vào việc hô hấp sự bình thản sẽ đến
-
2
Nằm tựa chân lên tường
Vừa đi làm về mệt mỏi, hãy nằm duỗi chân trên sàn nhà, nâng cao chân và áp vào tường, mông cao hơn độ 50 cm sẽ làm cho đôi chân đỡ đau.
Nằm ngửa, lưng sát đất, chổng hai tay và hai chân lên cao, vuông góc với thân, vai vẫn chạm đất, gót chân hướng lên cao. Đây là tư thế thư giãn lý tưởng cho những cặp chân mỏi và tấm lưng mệt nhoài.
-
3
Hạ lưỡi xuống thấp
Vai nâng lên cao, hàm răng nghiến chặt và lưỡi đụng hàm trên đều là những dấu hiệu thông thường của sự căng thẳng, ức chế vì bị stress.
Hãy hạ đôi vai xuống, kéo chúng về phía sau, và để cho lưỡi “rơi” xuống đáy vòm miệng bằng cách nới lỏng hàm răng. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái ngay tức thì.
Nhẹ nhàng xoa bóp đôi chân của mình.
-
4
Xoa bóp đôi chân
Ngồi vừa tầm, mỗi chân gác lên đùi đối diện, nắm lấy chân bằng hai tay. Tập cho nó mềm dẻo, xoay về phía trên rồi kéo từng ngón chân và xoa nhẹ chúng. Tiếp đến vặn tất cả cùng lúc về một chiều và ngược lại.
Xoa thật kỹ gan bàn chân, từ gót đến ngón chân, bạn sẽ làm cho đôi chân đỡ đau và hết mệt mỏi. Sau cùng, nắm lấy chân và dùng tay xoa quanh mắt cá rồi chuyển sang chân khác
-
5
Nằm dán mình xuống sàn
Sự thoải mái không thể thực hiện trên giường mà phải duỗi thẳng trên sàn nhà, để toàn bộ cơ thể hoàn toàn ở trong tư thế bằng phẳng, chân tay thoải mái và cơ thể được giữ thẳng, có thể lót thêm cái gối dưới vùng thắt lưng – nếu lưng cong.
-
6
Nghe nhạc
Bác sĩ Zambrosky Morena đã chọn một số bản nhạc có tác dụng thư giãn. Trong số đó có “Le Cygne” (Thiên Nga) của Salnt – Saens, “Le Lac Des Cygnes” (Hồ Thiên Nga) của Traikovski; “Panisangelicus” của César Franck; “Largo opéra xercès” của Haendel; “Bốn concerto cho đàn guitare” của Vivaldi.
Âm nhạc phát huy tác dụng làm biến đổi nhịp điệu ở não, nhịp hô hấp, sức ép trong động mạch, sự co thắt của dạ dày và tỷ lệ hoóc môn stress trong máu.
Âm nhạc phát huy tác dụng làm biến đổi nhịp điệu ở não, nhịp hô hấp, sức ép trong động mạch.
-
7
Mùi hương thơm
Mùi hương thơm cũng có thể giúp cải thiện trạng thái tâm lý, vì chúng có tác động trực tiếp đến não bộ, trung tâm kiểm soát ký ức và xúc cảm. Thoang thoảng một ít hương thơm của cam, quýt, chanh… sẽ mang lại trạng thái tâm lý thư thái cho tâm hồn.
-
8
Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Nếu là giáo viên, sau mỗi tiết giảng bài 50 phút, phải có 10 phút nghỉ giải lao, và không nên dạy quá 4 tiết trong 1 buổi. Nếu bạn làm những công việc khác thì không nên làm việc quá 8 giờ một ngày và không quá 6 ngày trong một tuần.
Cần có thời gian nghỉ ngơi và chơi thể thao, đọc sách, đi nghỉ mát, tập thể dục đều đặn. Hoặc đơn giản là ngồi hoặc nằm yên lặng để thư giãn. Nên ngủ trưa khoảng 15 – 20 phút.
-
9
Chế độ ăn uống hợp lý
Mỗi người nên chọn cho mình một thực đơn lành mạnh và cân bằng (đủ chất, dễ tiêu hóa, nhiều rau xanh và hoa quả, cá, trứng gà…). Tránh ăn mặn, hạn chế rượu, không uống cà phê, chè đặc vào buổi tối vì dễ làm mất ngủ. Không hút thuốc lá…
Mỗi người nên chọn cho mình một thực đơn lành mạnh và cân bằng.
-
10
Thận trọng với tân dược
Nếu không phải là thầy thuốc, bạn cần tìm gặp bác sĩ – khi mắc bệnh và chỉ dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự điều trị. Vì thuốc là con dao hai lưỡi, nó có thể chữa khỏi bệnh nhưng cũng có thể gây độc cho cơ thể.
-
11
“Chuyện ấy” cũng phải điều độ
Đây là vấn đề rất tế nhị, nhất là với đối tượng lớn tuổi. Mỗi người cần biết sức khỏe của bản thân và duy trì cường độ vừa phải trong sinh hoạt vợ chồng.