Một mùa hè nóng bức nữa lại đến, và dưới đây là những thứ nóng nhất trong vũ trụ khi xét về từng khía cạnh nóng của chúng.
1. Loại ớt cay nhất
Ớt Carolina là loại ớt cay nóng nhất trong thế giới thực vật. (Ảnh: Wikimedia Commons).
Khi đo độ cay của ớt, người ta dùng thang đo Scovilles. Những nhà khoa học và nông dân luôn tạo ra những giống ớt mới và chạy đua trên thang đo độ cay này.
Loài ớt cay nhất có số đo đến hơn 1 triệu Scovilles. Ớt Carolina Reaper cá biệt có số đo lên đến 1,6 triệu, trong khi ớt jalapeño trung bình có độ cay vào khoảng 20.000 Scovilles.
2. Cơn sốt cao độ nhất
Willie Jones là người giữ kỷ lục về số độ cao nhất khi bị sốt, cơ thể của ông nóng lên đến 115 độ. Khi đạt đến nhiệt độ này, cơ thể của ông đã trải qua rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như ảo giác, động kinh,… Ông đã chữa trị 24 ngày trong bệnh viện và may mắn vẫn sống sót.
3. Nhiệt độ cao nhất trong phòng thí nghiệm
Máy gia tốc hạt lớn từng thực hiện nhiều thí nghiệm vật lý nổi tiếng. (Ảnh: CERN).
Một thí nghiệm của CERN ở Máy gia tốc hạt lớn đã tạo ra nhiệt độ nhân tạo cao nhất khi đạt được ngưỡng 9,9 ngàn tỷ độ Fahrenheit.
Thí nghiệm này nhằm mục đích tạo ra một loại hạt nguyên thủy được gọi là plasma quark–gluon, là một chất lỏng không ma sát. Mức nhiệt này cao gấp 366.000 lần so với Mặt Trời.
4. Hơi nước nóng nhất
Một vết nứt trên lớp vỏ Trái Đất nằm sâu dưới đáy đại dương. (Ảnh: NOAA).
Ở đáy đại dương của chúng ta có các vết nứt trên lớp vỏ Trái Đất, chúng tạo ra những điểm nóng, nơi mà magma hòa trộn vào nước và đun sôi nước biển đến một giới hạn cao nhất dưới áp suất khủng khiếp của đại dương.
Điểm nóng có nhiệt độ cao nhất là ở điểm Hai chiếc thuyền và Chị em (Two Boats and Sisters Peak).
Các điểm nóng này thường có nhiệt độ trung bình vào khoảng 407 độ C, nhưng một vài điểm thường bùng phát những vụ nổ và có nhiệt độ lên đến 464 độ C.
Nhiệt độ này cao như ở bề mặt Sao Kim, khiến hành tinh này trở thành một nơi không thể sống được. Những lỗ thoát magma này từng làm một trận động đất nhỏ vào năm 2002 và tạo nên một số đảo núi lửa nhỏ giữa đại dương.
Một số lỗ hơi thủy nhiệt này còn tạo ra môi trường hỗ trợ sự sống vi sinh vật hay thậm chí là vi khuẩn, nhưng bởi vì nhiệt độ quá cao nên thường các loài vi khuẩn sẽ khó tồn tại được. Mức nhiệt chịu được của chúng chỉ không quá 121 độ C.
5. Nhiệt độ cao nhất ở Hoa Kỳ
Thung lũng Chết là nơi ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất ở Hoa Kỳ. (Ảnh: NPS).
Vào năm 1913, khu vực Thung lũng Chết thuộc California đã ghi nhận được mức nhiệt độ 56,6 độ C, khiến vùng trũng của thung lũng như một lò hấp nhiệt độ cao.
Cụ thể mức nhiệt này đạt được vào ngày 10/7, thông thường vào tháng 7 hằng năm nơi đây cũng ghi nhận mức nhiệt cao nhưng chỉ trung bình vào khoảng 51,6 độ C, cao lắm cũng chỉ vào 53,8 độ C.
6. Nơi nóng nhất trên Trái Đất
Thế giới có nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ bề mặt đạt mức cao, nhưng dù sao chúng cũng chỉ là nóng khô. Còn khi nói về cái nóng thiêu đốt, tức là nhiệt độ không khí cao, hành tinh của chúng ta đã ghi nhận được mức nhiệt cao nhất trong không khí vào năm 2005 ở sa mạc Lut thuộc Iran với nhiệt độ lên đến 70,5 độ C.
Sa mạc Lut thường xuyên cạnh tranh mức nhiệt độ của mình với những vùng hoang mạc ở Queensland, Australia và Hỏa Diệm Sơn ở Trung Quốc để trở thành nơi nóng nhất thế giới. Khi nhiệt độ không khí đã đạt mức cao như thế, thì nhiệt độ bề mặt hẳn là nóng hơn vậy và đạt mức chết người.
7. Hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời
Bởi hiệu ứng nhà kính, Sao Kim trở thành hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời. (Ảnh: NASA).
Nhiệt độ trên Sao Kim có thể đạt đến 460 độ C, kỳ lạ là nó còn nóng hơn cả Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời hơn khi hành tinh này chỉ đạt được 426 độ C. Hiệu ứng nhà kính trên Sao Kim chính là nguyên nhân dẫn đến mức nhiệt cao đến như vậy.
Sao Kim từng là một hành tinh có thể sinh sống được cho đến khi bị kẹt trong carbon dioxide vào một lúc nào đó trong quá khứ, rồi dần dần chất khí này tăng cao dẫn đến nơi đây trở thành một lò hấp có thể làm tan chảy chì. Tàu thăm dò của Trái Đất chỉ có thể bước đi trên hành tinh này lâu nhất là hai giờ.
8. Mức nhiệt độ cao nhất trên Mặt Trời
Nhiệt độ trung bình ở bề mặt Mặt Trời thường vào khoảng 5.540 độ C, nhưng vào bên trong, nhiệt độ tăng vọt lên một cách kỳ lạ, lên đến hàng triệu độ C.
Ngoài ra, lớp khí quyển ngoài cùng hay còn được gọi là vành nhật hoa của nó cũng có nhiệt độ cao đến gần 1 triệu độ C, và nó là phần nóng nhất của khí quyển Mặt Trời.
Trên bề mặt Mặt Trời, đôi khi bạn sẽ thấy sự xuất hiện của những vết đen Mặt Trời, những khu vực này có nhiệt độ gần 4 triệu độ C.
Sẽ không có đủ kem chống nắng trên Trái Đất để bảo vệ bạn nếu đứng gần nó, nhưng tàu thăm dò Parker của NASA với tấm chắn carbon có thể tiến gần vào vành nhật hoa và cách nó chỉ 6.440.000 km để quan sát cận cảnh bề mặt của ngôi sao này.
9. Ngôi sao nóng nhất từng biết đến
Eta Carinae là ngôi sao nóng nhất từng được biết đến trong vũ trụ. (Ảnh: NASA).
Eta Carinae là một ngôi sao biến quang xanh siêu khổng lồ cách chúng ta 7.500 năm ánh sáng, đang ở giai đoạn có thể bùng nổ và trở thành một siêu tân tinh vào bất cứ lúc nào.
Nó có khối lượng gấp 100 lần Mặt Trời nhưng kích cỡ chỉ vào khoảng 50 đến 80 lần của Mặt Trời. Chỉ tính trên bề mặt của ngôi sao này, nhiệt độ đã lên đến 40.000 độ C.
10. Ngoại hành tinh nóng nhất từng được biết đến
Hình đồ họa máy tính ngoại hành tinh KELT-9b chuyển động quanh ngôi sao chủ KELT-9. (Ảnh: ESA).
Hành tinh KELT-9b là một hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời, nó chuyển động quanh ngôi sao chủ của mình mỗi chưa đầy hai ngày.
Do nằm quá gần ngôi sao mẹ và do độ tuổi tương đối trẻ của ngôi sao này (chỉ 300 triệu năm) nên KELT-9b nhận được rất nhiều năng lượng từ nó, khiến ngoại hành tinh này có nhiệt độ lên đến 4.000 độ C.
Trên thực tế, mức nhiệt độ này là quá cao và nó có thể phá hủy hành tinh, ngôi sao mẹ có khả năng thổi bay hành tinh và tạo ra một chiếc đuôi cho nó như những sao chổi.
Nhưng thật may mắn khi chúng nằm ở một khoảng cách thích hợp, chỉ mong trong tương lai ngôi sao kia không phình to ra. Tóm lại thì đây là một hành tinh không thể sống được.
11. Tinh vân nóng nhất từng được biết đến
Tinh vân Nhện đỏ trở thành tinh vân nóng nhất từng được biết đến do ngôi sao bên trong nó. (Ảnh: NASA).
Ngôi sao chết nằm ở trung tâm Tinh vân Nhện đỏ (Red Spider Nebula) có nhiệt độ bề mặt lên đến 140.000 độ C, gấp 25 lần nhiệt độ của Mặt Trời.
Ngôi sao lùn trắng này thật sự là thiên thể nóng nhất trong vũ trụ. Giống như nhiều sao lùn trắng khác, nó có kích thước nhỏ như Trái Đất nhưng lõi là của một ngôi sao, nó đã bị mất đi bầu khí quyển sau một biến cố.
Đo lường nhiệt độ của sao lùn trắng là rất khó bởi kích thước nhỏ bé của chúng. Tinh vân Nhện đỏ trở thành tinh vân nóng nhất trong vũ trụ từng được biết đến do phần lớn ảnh hưởng từ nhiệt độ cao của ngôi sao chết nằm bên trong nó.
12. Chuẩn tinh nóng nhất từng được biết đến
Quasar được phát hiện đầu tiên ngẫu nhiên lại là quasar nóng nhất trong vũ trụ. (Ảnh minh họa).
Ở mức từ 2 ngàn tỷ đến 22 ngàn tỷ độ C, bạn sẽ không thể chạm đến được khu vực xung quanh chuẩn tinh 3C 273, mức nhiệt độ này là quá cao đến nổi vật chất không thể tạo thành dạng plasma được.
Trong trường hợp này, plasma sẽ được tạo thành từ những loại hạt khác ngoài electron, ví dụ như proton.
Thật ngẫu nhiên khi 3C 273 là quasar đầu tiên được chúng ta xác định ra. Vào lúc ban đầu, các nhà khoa học không biết chính xác nó là gì, nhất là khi nó tỏ ra mạnh mẽ một cách thất thường. Nhưng giờ đây chúng ta biết được nó là những hố đen siêu mạnh nằm ở trung tâm của các thiên hà.
Theo khampha