1. Mất cân bằng hoóc-môn
Khó giảm cân, bị mệt mỏi, mãn kinh sớm, hay lo lắng và buồn chán là những triệu chứng của mất cân bằng hoóc-môn. Tốt nhất, bạn nên đi gặp một chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ để kiểm tra và tìm cách cải thiện sức khỏe nói chung của mình.
2. Lười vận động
Ngồi ì cả ngày trước bàn làm việc mà màn hình máy tính không cho phép bạn đốt năng lượng dư thừa tích trong cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày, lượng năng lượng được chuyển hóa từ việc tiêu thụ thức ăn hàng ngày của bạn sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ và tồn tại ở các bộ phận cơ thể như cánh tay, bụng, bắp đùi.
3. Thiếu vitamin D
Trong nhiều trường hợp, thiếuvitamin D có liên quan trực tiếp tới tình trạng tăng cân và một số quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu bạn thường xuyên ở trong phòng hoặc ít phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (ánh sáng mặt trời giúp cung cấp vitamin D cho da khi tiếp xúc), bạn có thể bị thiếu vitamin D và bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm.
4. Không tập thể dục, hoặc tập thể dục không đúng cách
Câu chuyện về tập thể dục để giảm cân không phải là “huyền thoại”. Rất nhiều người đã giảm cân thành công. Hoặc là bạn không tập thể dục hoặc là bạn không tập đúng cách để đốt cháy lượng năng lượng dư thừa trong cơ thể nên bạn không thể giảm cân như mong muốn. Ví dụ, bạn cũng có thể giảm 2 – 3 kg trong tổng số lượng cân nặng thừa cần giảm là 10 kg. Kết quả là bạn chẳng bao giờ đi đến đích giảm cân của mình và sự thất vọng có thể còn khiến bạn tìm lại thói quen cũ và lại tăng cân trở lại.
5. Hệ tiêu hóa kém làm việc không tốt
Hệ tiêu hóa là cơ quan quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn hấp thụ dinh dưỡng để tăng, giảm và duy trì cân nặng. Nếu hệ này làm việc không tối ưu, vi khuẩn có hại sẽ có cơ hội phát triển trong đường ruột gây ra các bệnh về đường ruột, gây tồn đọng độc tố trong ruột, ngăn cản cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và gây ra tình trạng thừa cân do rối loạn tiêu hóa.
6. Thừa calo
Vấn đề ở đây không phải là ăn nhiều hay ăn ít nữa, mà là lượng calo. Ví dụ, nước không có calo nên bạn có thể uống nhiều nước cả ngày để chống đói. Bạn cũng có thể ăn thật nhiều rau, củ, quả có chứa ít calo như đậu bắp, táo, ổi. Đường và các loại đồ uống ngọt, có cồn cũng cần loại trừ khỏi danh sách thực đơn giảm cân của bạn.
8. Ăn không nhai
Nhai thức ăn cho đến khi chúng nát thực sự giúp bạn giảm cân và cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn cũng không cần phải đi tìm hiểu cơ chế giảm cân của việc nhai thức ăn kỹ. Chỉ cần bạn xem lại cách nhai thức ăn của mình và nghiệm ra rằng: Nếu bạn nhai thức ăn nhiều, ít nhất bạn sẽ cải thiện được tình hình cằm đôi của mình và hạn chế ăn đáng kể do thời gian nhai thức ăn của bạn bị kéo dài.
9. Quá căng thẳng
Sự căng thẳng của bạn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Theo các nghiên cứu khoa học về vấn đề này, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến lượng cortisol cao liên quan đến sự mất cân bằng lượng đường huyết trong máu và tăng cân.
10. Thiếu ngủ
Ngủ nghỉ = phục hồi sức khỏe. Nếu cơ thể bạn được nghỉ ngơi tốt sau các giấc ngủ, cơ thể bạn cũng sẽ hoạt động tốt hơn để bạn giảm cân hiệu quả. Và kết quả sẽ ngược lại, nếu bạn bị thiếu ngủ.
11. Thiếu protein
Protein là một dưỡng chất quan trọng giúp bạn có cảm giác no và cân bằng lượng đường trong máu, do đó giúp kiểm soát cân nặng của bạn. Vì vậy, bạn nên chú ý đến việc bổ sung lượng protein thích hợp để giảm cân như mong đợi. Các nguồn protein tuyệt vời nhất từ thực phẩm hàng ngày để bạn dùng bao gồm trứng, cá, thịt và các sản phẩm từ sữa.
12. Ăn cơm ngoài hàng
Việc ăn cơm ngoài hàng thường xuyên có thể là nguyên nhân sâu xa khiến bạn không thể giảm cân. Ở đó, bạn có thể phải ăn các đồ được chiên nấu với dầu rán không tốt cho sức khỏe và các nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh hoặc thực phẩm đã chế biến sẵn.
13. Hiểu sai về chất béo và sợ đồ béo
Để giảm cân hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về chất béo (lipid). Chất béo rất quan trọng cho sự phát triển của não, tim và các nội tiết tố (vì vậy, bạn có thể hiểu được tại sao nhiều người bị mất cân bằng nội tiết tố thường ăn uống theo chế độ ít chất béo). Bạn cũng cần hiểu rõ các loại chất béo cần thiết cho cơ thể bao gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, sữa. Chất béo không bão hòa được tìm trong các sản phẩm thực vật như hạt, quả bơ,quả ô liu. Chất béo bão hòa làm gia tăng lượng cholesterol LDL trong máu không tốt cho tim và bạn nên hạn chế sử dụng loại chất béo này (nhưng không loại bỏ hoàn toàn) và ưu tiên dùng chất béo không bão hòa.
14. Gan của bạn có nhiều chất độc
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lợi ích của việc giải độc cơ thểđể giảm cân. Cơ chế giảm cân này là làm sạch chất độc ra khỏi gan vì gan là cơ quan lọc chất độc và giữ chất độc ở đó. Khi gan được giải độc tố, gan sẽ làm việc để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Do đó, bạn có thể giảm cân hiệu quả.
Bloom – Nguồn: MBG
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.