Một số thông tin thú vị dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tesla Motors, hãng xe được mệnh danh là Apple của ngành công nghiệp ô tô. Dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng Tesla đã có nhiều dấu ấn không phải hãng xe nào cũng làm được.
1. Tesla – chiếc xe hơi không bao giờ tắt máy
Nếu bạn đỗ Model 3 ở nơi nào đó chẳng hạn nó sẽ luôn ở chế độ “sleep” thay vì tắt hoàn toàn.
Mẫu Tesla Model 3 thực sự đã chứng tỏ được sức mạnh của mình khi nó không bao giờ tắt máy. Cơ chế hoạt động Model 3 giống với chế độ máy tính xách tay khi người dùng gấp chúng lại. Nghĩa là nếu bạn đỗ Model 3 ở nơi nào đó chẳng hạn nó sẽ luôn ở chế độ “sleep” thay vì tắt hoàn toàn.
2. Elon Musk không phải là “cha đẻ” của hãng Tesla
Dù chính ông từng tuyên bố là người đã tạo ra Tesla. Nhưng thực chất, Musk không phải là nhà sáng lập cũng như nhà thiết kế cho Tesla. Chính Martin Eberhard và Marc Tarpenning mới là “cha đẻ” của hãng ô tô này. Musk chỉ bắt đầu lãnh đạo Tesla vào năm 2004, một năm sau khi công ty được thành lập với chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị quản lý các khoản đầu tư và hỗ trợ kế hoạch thiết kế.
3. Nguồn gốc cái tên Tesla xuất phát từ… Disneyland
Cái tên Tesla được Martin Eberhard nghĩ ra khi ông cùng vợ đi ăn tại một nhà hàng thuộc khu vui chơi Disneyland.
4. Giá của một chiếc Tesla là bao nhiêu?
Mẫu Tesla Model 3 có giá dễ thở nhất là 30.000 USD.
Với giá 30.000 USD (gần 667 triệu VNĐ) Model 3 ra mắt vào năm 2016, được xem là mẫu xe có mức giá “dễ thở” nhất cả so với những dòng xe khác của hãng như Tesla Model S có giá 108.000 USD (tương đương 2,4 tỷ VNĐ) hay Tesla Model X có giá 115.000 USD (gần 2,6 tỷ VNĐ).
5. Cơ chế tự nâng
Nhờ vào một hệ thống treo chủ động chiếc xe sẽ nhớ các con đường gồ ghề mà nó từng chạy qua trước đó. Mặc dù, nhiều người cho rằng xe đã được nâng thêm gần 1.3 inch (khoảng 3.3 cm) nhưng các mẫu Model S vẫn luôn nhớ và sẽ tự động nâng lên nếu bạn đi vào nơi có địa hình xấu.
6. Bạn có thể tự chế một chiếc Tesla Motors nếu đủ khả năng
Nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa, vào năm 2014, toàn bộ bằng sáng chế được công khai, biến chúng trở thành nguồn mở miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu và sử dụng.
7. Nếu bạn muốn mua 1 chiếc Tesla thì phải làm sao?
Bạn phải đặt hàng thông qua website hoặc phải mua trực tiếp từ Tesla Motors chứ không thể mua qua đại lý thông thường.
Bạn phải đặt hàng thông qua website hoặc phải mua trực tiếp từ Tesla Motors chứ không thể thông qua các đại lý thông thường được. Trong hầu hết các tiểu bang ở Mỹ, xe được bán thông qua đại lý nhượng quyền thương mại và không được bán trực tiếp. Phòng trưng bày là nơi bạn có thể hiểu rõ hơn về các dòng xe của Tesla nhưng chúng không có giá đi kèm cũng như không có hình thức lái thử.
8. Pin Tesla về cơ bản giống như Pin laptop
Tesla đã dùng pin Lithium-ion 18650 cho những xe của hãng. Loại pin này sử dụng không khác gì so với pin laptop. Mặc dù, với một chiếc ô tô sẽ cần có cả một dãy pin đi kèm, được nối lại với nhau để có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ phức tạp hơn.
9. Tạm biệt xăng, tạm biệt dầu!
Ô tô còn được sạc miễn phí tại bất kỳ trạm sạc điện nào thuộc Tesla.
Nhờ việc sử dụng xe ô tô điện người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho việc mua nhiên liệu. Hơn nữa, ô tô còn được sạc miễn phí tại bất kỳ trạm sạc điện nào thuộc Tesla, với khoảng thời gian sạc ngắn ước chừng khoảng 20-30 phút.
10. Thời gian tăng tốc nhanh bằng các siêu xe
Chế độ tăng tốc của xe ô tô điện Tesla rất ấn tượng, chỉ mất 3 giây để đạt được từ 0 đên 60 mph. Nhờ vậy, nó có thể loại bỏ các hạn chế về động cơ cũng như giúp xe hoạt động hết công suất ngay lập tức.
11. Sắp có nhà sạc?
Xe ô tô điện chắc chắn không phải là điểm dừng cuối cùng của Tesla Motors. Sản phẩm pin dự trữ Powerwall, sáng tạo mới nhất của hãng, đã minh chứng cho điều đó. Đây vốn là một loại pin được sử dụng trong nhà như một nguồn năng lượng dự phòng, với hy vọng có thể nâng cao chất lượng hơn nữa cho nguồn năng lượng chính.
12. Bạn cần thay pin mới? Chuyện nhỏ như con thỏ!
Với giá 60 USD, bạn có thể đi tới bất kỳ trạm sạc điện (Supercharging stations) nào của Tesla để tiến hành “trao đổi pin” một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng. Như mẫu xe Model S chẳng hạn, chỉ mất đúng 90 giây là đã hoàn thành việc thay pin, cũng như quay trở lại ngay sau đó khi pin của bạn được sạc đầy.
Xe ô tô điện chắc chắn không phải là điểm dừng cuối cùng của Tesla Motors.
13. Tesla Motors chỉ mới được thành lập hơn 10 năm
Dù được thành lập từ tháng 7 năm 2003, nhưng công ty chỉ hoạt động ở chế độ ẩn danh. Và phải tới tháng 7 năm 2006, cả thế giới mới biết đến tên tuổi của Tesla khi công bố chiếc xe đầu tiên của hãng, Roadster, một dòng xe điện hai chỗ ngồi, được bán với số lượng khá hạn chế (2500 chiếc) vào cuối năm 2008.
14. Tesla Motors có tổng giá trị bằng ba hãng xe hơi Nhật Bản cộng lại
Sau khi phiên bản Model 3 ra mắt đã giúp cổ phiếu Tesla tăng thêm 7% đẩy giá trị vốn hóa thị trường của hãng lên gần 30 tỷ USD. Trong khi đó Mitsubishi, một hãng xe hơi lâu đời tại Nhật chỉ đạt gần 26 tỷ USD, hay Fiat cũng chỉ đạt 10 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.
15. Chỉ có 6 bộ phận trên Tesla Model S cần phải thay thế thường xuyên
Đó chính là 4 lốp xe và 2 cần gạt nước. Ngoài ra pin hay động cơ làm mát cũng được kiểm tra nhưng không nhiều so với các bộ phận trên.
Má phanh, vốn là phụ tùng thường xuyên phải kiểm tra cũng như cần phải thay thế thường xuyên. Nhưng chúng lại nằm ngoài danh sách kể trên đối với các mẫu Model S của Tesla. Với phần lớn việc giảm vận tốc hay dừng xe được thực hiện thông qua phanh tái tạo- chuyển động cơ điện vào một máy phát điện để sạc pin khiên cho miếng đệm phanh trên các xe của Tesla sử dụng được lâu hơn so với các dòng xe khác.
Nếu không có van, trục cam, que kết nối, trục khuỷu, bánh răng, khớp nối, hoặc bất kỳ sự phức tạp khác của một chiếc xe có động cơ và hộp số, thì xe điện gần như không phải sử dụng thêm bất kỳ dịch vụ nào!