Câu chuyện của Paula – giám đốc hãng mỹ phẩm nổi tiếng Paula’s Choice
Paula Begoun – nữ giám đốc hãng mỹ phẩm nổi tiếng Paula’s Choice
Ở tuổi 11, tôi bắt đầu một cuộc chiến đấu dai dẳng với mụn trứng cá. Tôi đã dùng rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và các phương pháp điều trị y tế nhằm cải thiện làn da nhiều mụn của mình. Nhưng da của tôi đã không hề thay đổi, thậm chí mụn trứng cá còn nhiều hơn.
Sau đó, đến tuổi 25 (tôi sẽ không bao giờ quên quãng thời gian đó), tôi đã được đọc thành phần của một sản phẩm chăm sóc da mà tôi đã sử dụng và điều làm tôi chú ý đó là thành phần thứ tư chứa trong sản phẩm chăm sóc da đó: acetone – nước tẩy sơn móng tay. Tôi đã không còn thắc mắc vì sao tình trạng da của tôi không được cải thiện. Từ lúc đó, tôi đọc tất cả các sách báo, nghiên cứu về da. Cuối cùng tôi đã có thể đặt ra thói quen chăm sóc da giúp làn da tôi biến đổi hoàn toàn theo chiều hướng tích cực.
Sau khi mất nhiều năm chăm sóc da không thành công trước đấy, tôi muốn làm mọi thứ có thể để ngăn chặn người khác đi vào nỗi khổ tâm như tôi lúc da dẻ không được như ý muốn như vậy. Vì thế, tôi bắt đầu viết sách và xuất hiện trên TV để khẳng định với thế giới rằng: các sản phẩm chăm sóc da thực sự mà bạn đang sử dụng gây lãng phí tiền bạc và làm cho làn da tồi tệ hơn. Cùng với đội ngũ chuyên gia tài năng, tôi đã viết 20 cuốn sách bao gồm các sách hướng dẫn sản phẩm của tôi: Do not Go with Cosmetics Counter Without Me. Trong các sách in ấn và trang web trực tuyến tại CosmeticsCop.com, chúng tôi xem xét với tỷ lệ hơn 45.000 người quan tâm tới vấn đề chăm sóc da và các sản phẩm trang điểm thì họ quan tâm nhất vẫn là sản phẩm nào tốt cho làn da của họ chứ không phải là số tiền họ phải bỏ ra.
Dưới đây, chúng tôi sẽ cho bạn biết nên làm những gì để chăm sóc làn da của bạn theo thời gian mà ngay cả tiền bạc cũng không thể có được. Những lời khuyên đó đã được các nghiên cứu công bố, không hề một chút marketing hay tự bịa đặt.
Mẹo 1: Chọn sản phẩm chăm sóc da theo độ tuổi và loại da
Khi mua các sản phẩm chăm sóc da, hãy để ý đến tuổi tác của mình bởi tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến làn da, đặc biệt là nếu bạn có làn da nhạy cảm.
Nhiều sản phẩm trên thị trường được thiết kế dành cho một nhóm tuổi cụ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ ngoại tứ tuần. Tuy nhiên, tất cả mọi người trong độ tuổi từ 50 và 100 không có nhu cầu chăm sóc da cùng với một loại sản phẩm.
Những gì bạn cần phải biết là tuổi tác không phải cùng một loại da. Trong cùng nhóm tuổi, không phải ai cũng có cùng một loại da và cùng lựa chọn sản phẩm dựa vào tuổi tác bởi đó không phải là một cách khôn ngoan để mua sắm. Thói quen chăm sóc da sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào loại da của bạn. Nếu da bạn là da dầu thì tất nhiên không nên sử dụng các sản phẩm tương tự như một người có làn da khô.
Làm thế nào để vấn đề tuổi tác không ảnh hưởng đến làn da như: khô, hư tổn, da dầu, da nhạy cảm, da mỏng, da mụn, hoặc da bình thường. Và những vấn đề của tình trạng da như trứng cá đỏ, bệnh vẩy nến, dị ứng và các rối loạn da khác không tồn tại trên da ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Đến 50 tuổi, vấn đề tuổi tác khiến cho làn da bị khô và do đó, Paula phải bắt đầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da “trưởng thành”. Hầu như những sản phẩm mà phụ nữ quan tâm trong giai đoạn trên được thiết kế dành cho da khô mà không có gì khác giữa bất kỳ các sản phẩm chăm sóc da khô khác trên thị trường mà không quan tâm tới vấn đề tuổi tác cho da khô.
Mẹo 2: Đừng tin mánh lới quảng cáo của các hãng mỹ phẩm
Sản phẩm cosmeceutical ít gây dị ứng đã được các bác sĩ da liễu thử nghiệm và chứng minh tốt cho da hơn các sản phẩm khác?
“Không gây kích ứng da” là mưu kế quảng cáo có ý nghĩa để ngụ ý rằng sản phẩm đó không hoặc ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng do đó, nó tốt hơn cho làn da nhạy cảm hoặc da có vấn đề.
Sự thật liệu có các phương pháp thử nghiệm, hạn chế thành phần, quy định, hướng dẫn, hoặc thủ tục của bất cứ loại sản phẩm chăm sóc da nào, bất cứ nơi nào trên thế giới, để xác định có hay không một sản phẩm đủ điều kiện là “không gây kích ứng da”. Một công ty có thể gắn nhãn bất kỳ lên sản phẩm là “không gây kích ứng da” vì chưa có quy định nói rằng họ phải đưa ra bằng chứng chứng minh.
Khá ngạc nhiên là rất nhiều sản phẩm dán mác “không gây dị ứng” thực sự chứa các thành phần có vấn đề, có thể gây phản ứng dị ứng cho da hoặc nhạy cảm. Thật không may, từ “không gây dị ứng” mang đến cho bạn sự hiểu biết không tốt về những gì da bạn đang phải đối mặt.
Các thuật ngữ “bác sĩ da liễu thử nghiệm” và “cosmeceutical” cũng cực kì sai lầm. “Bác sĩ da liễu thử nghiệm” là thuật ngữ không khác hơn một mánh lới quảng cáo tiếp thị. Các công ty mỹ phẩm biết rằng nên đánh trúng tâm lý là hầu hết mọi người tin các bác sĩ luôn mong muốn lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng hoặc họ biết nhiều hơn về cách chăm sóc da. Chúng tôi đã xem rất nhiều sản phẩm được xác nhận bởi bác sĩ da liễu là các sản phẩm quảng cáo đó không có giá trị về vật chất và giá trị chăm sóc da.
Vấn đề chính với thuật ngữ “bác sĩ da liễu thử nghiệm” là thường nó không cho bạn biết mà bác sĩ da liễu đã thử nghiệm là ai và họ làm những gì để thực hiện thí nghiệm. Thêm vào đó, công ty gần như thuê các bác sĩ da liễu – những người trong chuyên ngành thử nghiệm sản phẩm để quảng cáo cho sản phẩm công ty họ.
Khi bạn nghe thấy từ “cosmeceutical” bạn đang nghĩ để nghĩ rằng một sản phẩm có chứa thành phần dược phẩm cấp và nó tốt cho làn da của bạn, phải không?
Mẹo 3: Không có mỹ phẩm nào đem lại tác dụng giống botox
Có những sản phẩm chăm sóc da có thể làm việc như Botox hoặc chất độn da?
Hoàn toàn không có nghiên cứu cho thấy rằng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da có thể làm việc như tiêm Botox, chất độn da hoặc tái tạo bề mặt như sử dụng tia laser. Ngay cả Botox không thể làm việc được nếu bạn không tiêm nó vào cơ mặt. Cũng không thể thêm chất độn đầy đặn lên biểu bì để giảm các nếp nhăn nếu bôi chứ không phải tiêm.
Khi tiêm Botox và chất độn da lên mặt gần như ngay lập tức, các nếp nhăn trên mặt đang điều trị biến mất, da căng và mịn màng. Nhiều người tin tưởng rằng mua các sản phẩm chăm sóc da có thể có tác dụng tương tự như vậy, và còn có thể kéo dài thời gian xuất hiện các nếp nhăn cũng như đỡ phí tiền bạc hơn tiêm botox. Nhưng thực tế, chưa có sản phẩm chăm sóc da như vậy trong làng mỹ phẩm.
Nếu các sản phẩm chăm sóc da tốt như tiêm Botox hoặc chất độn da, chúng sẽ cực kỳ nguy hiểm khi sử dụng. Chỉ cần nghĩ rằng, nếu một sản phẩm đã chăm sóc da như Botox để “thư giãn” hoặc làm tê liệt cơ bắp, bạn sẽ không muốn điều đó trên khuôn mặt của bạn vì nó có thể dẫn đến việc sụp da, chảy xệ da nhanh chóng. Nhưng hiện tại chưa có sản phẩm chăm sóc da thực sự làm được như vậy.
Còn tiếp…
Mời độc giả tiếp tục theo dõi 20 mẹo “trẻ mãi không già” của giám đốc mỹ phẩm Paula’s Choice (P2) trên ChaMeCuaCon.com !
Hiền Smile (Tổng hợp)
Xem thêm:
Tôi đã tự lột xác nhờ mẹo làm đẹp ”ngon-bổ-rẻ”
Bỏ túi 10 mẹo làm đẹp cực thông minh
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.