hết mẫu giáo (5 tuổi) gặp phải chứng biếng ăn. Những vấn đề về ăn uống của các
bé cũng là điều khiến bố mẹ đau đầu và là mối quan tâm lớn. Tuy nhiên, khả năng
thèm ăn và khẩu vị của các bé lại phụ thuộc vào độ tuổi và chỉ số tăng trưởng
riêng. Vì vậy bố mẹ cần biết về những điều này để có thể tránh việc biến những
bữa ăn của con thành các cuộc “chiến tranh”, cũng như hạn chế, giảm thiểu được
những thói quen không tốt về ăn uống của các bé.
Bữa ăn là khoảng thời gian quan trọng trong ngày của các bé,
vì đó cũng là cơ hội để các bé giao tiếp với xung quanh. Trong bữa ăn, ngoài
việc bé sẽ khám phá về món ăn thì bé cũng sẽ tương tác với các thành viên khác
trong gia đình. Bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho không khí
của bữa ăn nhẹ nhàng và thoải mái. Nếu được ăn uống trong môi trường tích cực
vui vẻ, các bé sẽ rất thích thú khám phá các thực phẩm và cả bản thân nữa.
Có tới 25 – 30% các bé từ giai đoạn biết đi (sau 1 tuổi) tới
hết mẫu giáo (5 tuổi) gặp phải chứng biếng ăn. (Ảnh minh họa theo Caringforkid)
Các con số nói lên điều gì?
Trong năm đầu, các bé sẽ tăng trung
bình khoảng 7kg và cao thêm khoảng 21cm.
Đến khi bé được tròn 24 tháng, các
con chỉ tăng thêm được 2,3kg và 12cm. Chỉ số tăng trưởng của các bé khi được 2
tuổi là nặng khoảng 12,3kg và cao 87cm.
Trong giai đoạn từ 2 – 5 tuổi, tốc
độ tăng cân của các bé sẽ chậm lại, thông thường chỉ tăng thêm 1 – 2kg và cao
thêm 6 – 8cm/năm mà thôi. Và trong khoảng thời gian này, các bé cũng sẽ có
những đợt giảm sút thèm ăn.
Và thường các bé có tốc độ tăng
trưởng chậm thì sẽ cần ít năng lượng từ thực phẩm. “Nôm na” nghĩa là các bé to
béo sẽ muốn ăn nhiều, và các bé nhỏ xinh sẽ chỉ cần ăn ít.
Tại sao bé lại biếng ăn?
Không có bé nào sinh ra đã là “đứa trẻ
biếng ăn” – biếng ăn không phải là bẩm sinh. Nếu bố mẹ cứ cố gắng bắt 1 em bé
có thể trạng nhỏ nhỏ ăn nhiều lên cho lớn, thì có khi sẽ bị phản tác dụng. Vì
thế, các mẹ nhớ nhé:
– Trong giai đoạn từ 2 – 5 tuổi, khẩu
vị ăn uống của bé sẽ có xu hướng thất thường, không theo “chuẩn” mà mẹ từng
biết do việc thèm ăn của bé giảm. Mặc dù thực đơn trong ngày của các bé giai
đoạn này rất phong phú đa dạng, nhưng tổng năng lượng mà các bé thu nạp sẽ gần
như không thay đổi.
Với những bé thể trạng khỏe mạnh thì
sẽ lấy đủ và cân bằng tốt năng lượng từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Các bé có
thể trạng nhỏ hay kém hấp thu thường có xu hướng bị cho ăn quá nhu cầu.
– Theo sự phát triển về tâm sinh lý,
các bé sẽ có xu hướng muốn tự làm mọi việc, kể cả ăn uống. Việc ép buộc bé ăn
sẽ đối lập với mong ước được “độc lập tự chủ”, và sẽ gây ra việc chống đối ăn
của bé.
– Các bé cũng có tâm lý duy cực –
nghĩa là không thích thứ gì mới, nhất là đồ ăn – và vì thế dễ khiến bố mẹ tưởng
là bé kén ăn. Nhưng thật ra, nếu để các bé nếm thử và quen từ từ, không áp lực,
thì các bé sẽ chấp nhận chúng.
– Việc cho bé uống quá nhiều đồ uống
có đường (như sữa, nước quả,…) hoặc ăn đồ ngọt cũng khiến bé giảm nhu cầu ăn
các thức ăn khác. Cho bé dùng các thực phẩm nhiều calo (ví dụ các loại sữa
biếng ăn) thay thế cho thực phẩm thông thường cũng sẽ khiến cho quá trình tăng
trưởng của bé bị ảnh hưởng. Cho bé ăn rải rác, bữa phụ quá gần bữa chính cũng
là một nguyên nhân nữa khiến bé không đói khi cần phải ăn.
– Ở một vài bé, từ chối ăn lại là
biểu hiện của việc muốn được quan tâm. Điều này thường xảy ra ở những bé mà bố
mẹ không có liên kết tình cảm chặt chẽ với con.
“Dụ” con cùng tham gia nấu nướng là một trong những cách giúp bé thích thú với bữa ăn hơn. (Ảnh minh họa theo pinterest)
Đã có những bằng chứng cho thấy là
áp lực môi trường trong gia đình sẽ liên quan tới nhu cầu ăn uống của các bé,
và thường là đối nghịch nhau (chẳng hạn nhà càng căng thẳng thì con càng ăn ít,
bố mẹ càng thoải mái thì bé càng thích ăn).
– Hầu hết các bé đều có xu hướng bắt
chước người khác, nên nếp ăn uống và lịch sinh hoạt của gia đình là những nhân
tố chính ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của bé. Nếu trong gia đình có ai đó
không ăn được một số món nhất định, thì các bé có thể cũng sẽ như vậy. Nhưng
nếu không khí gia đình là khuyến khích ủng hộ thì các bé sẽ ăn uống tốt hơn, và
chủng loại thức ăn cũng sẽ đa dạng hơn.
Không khí trong bữa ăn là yếu tố
quan trọng trong hành vi ăn uống của các bé. Hướng dẫn và thấu hiểu sẽ tạo ra
những ảnh hưởng tích cực, ngược lại, nếu la hét và đòi hỏi thì chỉ có các kết
quả tiêu cực mà thôi.
Những chỉ dẫn về cách ăn không phù
hợp với độ tuổi của bé trong bữa ăn (ví dụ, con mới có “xíu xiu”, nhai còn chưa
chắc nhỏ mà đã bắt con phải khép chặt miệng khi ăn thì…) cũng ảnh hưởng tới
việc ăn của các bé.
Cho bé ăn như thế nào là đúng?
Bố mẹ cần biết rằng bé từ 2 – 5 tuổi
thì tốc độ tăng trưởng chậm lại, và từ đó nhu cầu dinh dưỡng cũng tỷ lệ thuận
với nó.
Bố mẹ cũng cần hiểu rằng trách nhiệm của
người lớn là chọn cho các bé những thực phẩm bổ dưỡng, còn khả năng ăn đến đâu
là tùy thuộc vào từng bé. Bố mẹ cần uyển chuyển trong việc xây dựng thực đơn và
chế biến các món ăn giúp thu hút và kích thích bé, nhưng nên để cho bé tự quyết
định ăn với lượng như thế nào. Có thể lượng bé ăn sẽ thay đổi theo từng ngày,
nhưng chắc chắn cơ thể bé sẽ thu nạp đủ năng lượng để duy trì phát triển.
Để có những gợi ý về số lượng khẩu phần của từng thực phẩm trong ngày dành cho bé, cũng như những “tips” hay ho giúp bé “ăn thun thút”, mời các mẹ đón đọc bài tiếp theo trong mục Làm mẹ trên ChaMeCuaCon.com.
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.