Biếng ăn, không có cảm giác đói hay thèm ăn là than phiền thường gặp ở nhiều người. Nghiêm trọng hơn đây có thể là biểu hiện của sự suy thoái hệ tiêu hóa. Biếng ăn, bỏ bữa thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu, huyết áp giảm đột ngột, giảm sức đề kháng của cơ thể…
-
1
Do tâm lý
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến dẫn đến căn bệnh biếng ăn ở nhiều người, nhất là với những người ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên. Với tâm lý ăn kiêng để “làm đẹp”, hoặc một số thường bị ám ảnh chứng sợ béo. Tâm lý ăn ít để giảm cân thường xuất hiện ở nhiều người đặc biệt là chị em phụ nữ. Tâm lý này đôi khi còn gây ra sự căng thẳng, ám ảnh tới mức “sợ” đồ ăn, từ đó khiến chúng ta hạn chế ăn uống hơn rất nhiều. Bên cạnh đó stress, tâm lý căng thẳng, áp lực cũng là những nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng biếng ăn.
-
2
Do bệnh lý
Khi cơ thể mắc bệnh, chúng ta sẽ tự làm giảm lượng đồ ăn đưa vào cơ thể do một số nguyên nhân như cổ họng đau, nhiệt miệng, ho đờm, nghẹt mũi, đau đầu, nóng sốt, đau răng, nhiễm trùng ở miệng, lưỡi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Điều này có thể khiến cho việc ăn uống bị hạn chế cả trước, trong và sau khi bị bệnh. Về lâu dài, nó sẽ khiến cho tình trạng ăn ít trở thành “thói quen” và khiến chúng ta mắc phải căn bệnh “biếng ăn”.
-
3
Chế độ ăn uống sai lầm
Không có một chế độ ăn lành mạnh, ăn vặt thường xuyên, không đúng bữa, quá muộn, để bụng đói trong khoảng thời gian kéo dài, thậm chí chỉ ăn món mà mình thích… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn. Chính vì vậy, nếu bạn không muốn tình trạng biếng ăn kéo dài, hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất.