Nộm và gỏi là những món dễ ăn, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số thời điểm bạn cần tuyệt đối “nói không” với món nộm, gỏi để bảo vệ sức khỏe.
-
1
Buổi sáng sớm
Chào đón ngày mới bằng các món nộm, gỏi hay đồ tái không phải là một sự lựa chọn tốt đối với sức khỏe của bạn. Bởi sau một giấc ngủ dài vào buổi tối, cơ thể bạn vẫn chưa kịp hoạt động mạnh mẽ trở lại. Lúc này những món tái, sống sẽ dễ khiến bạn bị đầy bụng, nôn nao, sôi bụng hoặc tiêu chảy.
Bên cạnh đó, những món gỏi, nộm thường sử dụng một lượng lớn các gia vị chua và cay. Ăn các loại gia vị này vào buổi sáng, khi bụng hoàn toàn rỗng càng sẽ làm tăng nguy cơ đau loét dạ dày hơn bình thường.
-
2
Khi “yếu bụng”
Hầu hết các món nộm, gỏi đều bao gồm những loại gia vị chua, cay và lá mơ, giấm, riềng… Do đó, các món này nếu không được làm sạch có nguy cơ chứa ấu trùng sán lá gan. Thậm chí, sau 1 giờ ngâm, một số loại lá ăn cùng với gỏi cá vào nước, tỷ lệ ấu trùng sán còn sống xuất hiện trên lá rau là 95% và ngâm sau 4 giờ còn 93%.
Dù bạn có rửa cẩn thận tới đâu cũng không thể đảm bảo món nộm hay gỏi an toàn tuyệt đối. Do đó, ăn các món nộm, gỏi khi bụng yếu, sức đề kháng đang kém có thể bị đau bụng, bệnh tiêu chảy thậm chí phải vào viện cấp cứu. Nếu chữa trị không kịp thời có thể dẫn đến biến chứng gây tử vong.
-
3
Thời điểm xuân – hè
Thời điểm xuân – hè là mùa sinh sản của hầu hết các loại hải sản – thành phần xuất hiện rất nhiều trong các món gỏi, nộm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong giai đoạn này, các loại động vật sẽ tiết ra lượng chất độc lớn hơn bình thường. Điển hình là ăn các món từ sứa, đặc biệt là nộm sứa sống, tái vào mùa hè rất dễ bị nhiễm độc với những biểu hiện như: Vã mồ hôi, tím tái, đau bụng quằn quại, hôn mê sâu nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, bạn nên tránh ăn các món nộm, gỏi từ hải sản vào mùa hè, hoặc nếu ăn cần phải làm sạch, chế biến thật cẩn thận.