Làm việc với sếp khó luôn là câu hỏi nan giải với rất nhiều người làm công ăn lương. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt được sếp khó, từ đó biết cách xử lý khéo léo nhất với vị sếp của mình.
1. Suy ngẫm về lý do sếp khó tính
Để ứng phó với một vị sếp khó, trước tiên bạn cần tìm hiểu lý do tại sao sếp lại trở nên khó chịu với mình. Nếu sếp thường xuyên vắng mặt hoặc (tỏ ra) bận rộn mỗi khi bạn cần giúp đỡ hay hỏi ý kiến, hãy suy ngẫm xem liệu bạn có hay làm phiền sếp một cách không cần thiết. Bạn cũng nên nhìn nhận liệu rằng sếp chỉ khó tính với mình hay đó là thái độ chung với tất cả nhân viên để nhìn nhận thái độ và hành vi của bạn trong công việc có phù hợp và đúng đắn.
Cũng nên xét đến trường hợp sếp khó tính trong một thời gian ngắn hay đó là căn bệnh “mãn tính” của sếp. Với trường hợp thứ hai, bạn cần tìm kiếm những giải pháp lâu dài, ví như cải thiện chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc bản thân) của mình để xử lý cái khó của sếp một cách khéo léo nhất.
2. Học cách thông cảm
Một khi đã mặc định sếp mình là người khó tính, bạn sẽ thấy rất khó khăn để có thể thông cảm với sếp, tuy nhiên đặt mình vào vị trí của người khác là một chiến thuật tốt để bạn giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong công việc, bao gồm cả vị sếp của bạn. Bạn cũng có thể mạnh dạn trao đổi, giao tiếp nhiều hơn với sếp để có cơ hội hiểu rõ hơn về cấp trên của mình, đồng thời phần nào giúp sếp hiểu về cảm nhận từ phía bạn.
3. Không ngại bất đồng, chủ động giải quyết
Nhiều nhân viên vì quá nể và sợ sếp nên im lặng và nín nhịn trước những tình huống vô lý. Một trong những điều cần nhớ ở chốn công sở đó là: nên là người tôn trọng hòa bình, nhưng chớ là người câm lặng chỉ vì muốn giữ hòa khí. Người tôn trọng hòa bình, thay vì lảng tránh bất đồng hay tranh cãi, sẽ biết tận dụng những bất đồng đó để rút ra nhiều điều có ích. Nếu có quá nhiều vấn đề xảy ra cùng một lúc, họ sẽ tập trung vào vấn đề cốt yếu nhất để giải quyết trước tiên.
4. Tìm một lối thoát
Môi trường làm việc cũng không thiếu những người sếp thực sự xấu tính, khó chịu và bất hợp tác. Nếu bạn đã suy xét nhiều, cố gắng đặt vào vị thế của sếp, chủ động giải quyết các bất đồng trong hòa bình nhưng vị sếp của bạn khó vẫn hoàn khó, và liên tục có cách hành xử ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn, đã đến lúc bạn cân nhắc người ấy liệu có xứng đáng để nhận được sự hỗ trợ từ bạn.
Lam Anh – Nguồn: Lifehack
Xem thêm:
8 lý do ngớ ngẩn khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc
Cay đắng vì bị trưởng phòng lừa mất “cái ngàn vàng”
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.