4 lưu ý cần nhớ để vết khâu tầng sinh môn bớt đau, mau liền

0
129
4 lưu ý cần nhớ để vết khâu tầng sinh môn bớt đau, mau liền

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường nhỏ tại vùng da đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) nhằm tạo đường ra rộng và thoải mái hơn cho em bé. Hiện nay đây là thủ thuật phổ biến nhất trong những ca sinh thường. Nhiều mẹ có kinh nghiệm đều đồng tình rằng: “đau do rạch tầng sinh môn sau sinh còn nghiêm trọng hơn đau đẻ”. Để cơ thể mau chóng hồi phục và sớm có thể tự mình chăm con, mẹ cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn.

Vệ sinh vùng kín: Hàng ngày đều phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 2 lần. Sau khi đi đại tiện cũng cần rửa sạch sẽ. Cách vệ sinh là dùng nước ấm dội từ từ vào âm đạo và vùng tầng sinh môn, rửa nhẹ nhàng sau đó lau khô. Sau khi hết sản dịch và vết khâu tầng sinh môn lành, có thể vệ sinh như bình thường, mỗi ngày 2 lần.

Tắm: Có thể ngâm phần dưới vào chậu hoặc bồn nước ấm 4 lần/ ngày. Mỗi lần ngâm khoảng 15 phút. Cách này giúp giảm cảm giác đau rát và thúc đẩy quá trình liền vết thương.

4 lưu ý cần nhớ để vết khâu tầng sinh môn bớt đau, mau liền

Lau khô người: Luôn luôn nhớ dùng khăn mềm, sạch lau khô người và vùng vết khâu tầng sinh môn rồi mới mặc quần áo.

Phòng tránh vết khâu bị nứt: Sản phụ sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để giảm thiểu tình trạng táo bón. Việc bị táo bón khiến sản phụ gặp khó khăn khi đại tiện, dẫn đến nguy cơ vết khâu bị ảnh hưởng. Để vết khâu nhanh hồi phục, sản phụ cũng cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng, không ngồi xổm, không leo cầu thang nhiều lần hoặc tập thể dục giảm cân khi chưa có tư vấn và chỉ định của bác sỹ.

Ngoài ra, sản phụ nên chọn loại quần lót rộng để tránh chà xát vào vết khâu, gây đau đớn. Trong thời gian chưa hết sản dịch, vẫn cần dùng bỉm/ băng vệ sinh. Lưu ý thay bỉm/ băng vệ sinh nhiều lần trong ngày để tránh viêm nhiễm, cản trở quá trình hồi phục của tầng sinh môn.

Việt Hà
(Theo TT)

Xem thêm:

  • Có nên tiếp tục sinh thường khi tầng sinh môn đã bị rách?
  • Mẹo hay giúp mẹ giảm đau hiệu quả sau khi rạch tầng sinh môn
  • Mách mẹ bầu 7 bí quyết “trốn” rạch tầng sinh môn
  • Rạch tầng sinh môn – những điều mẹ không thể không biết

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.