Có nhiều cách giải nhiệt cơ thể không những không giúp xua tan cái nóng mà còn khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí còn ảnh hưởng tới sự lưu thông máu.
-
1
Uống nước đá thay vì uống nước lọc
Muốn giải nhiệt, bước đầu tiên nên uống nước nóng để mồ hôi thoát ra. Bởi vì nước nóng chứa nhiều năng lượng, sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở cho mồ hôi thoát ra ngoài, giải tỏa khí nóng trong cơ thể. Nếu uống nước đá, mồ hôi không tiết ra ngoài, đọng lại trong cơ thể gây bất lợi cho việc lưu thông máu. Mùa hè, bạn nên uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả sẽ giúp giải nhiệt tốt hơn.
-
2
Cởi trần khi trời nóng
Cởi trần rất dễ bị nhiễm lạnh, do lỗ chân lông bị thu hẹp đột ngột khiến sự nóng ẩm ngấm ngược trở lại vào cơ thể. Dù trời nóng bạn cũng nên mặc quần áo, tốt nhất là quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi, thoáng khí. Khi thấy nóng, bạn có thể dùng nước lạnh nhẹ nhàng xoa vào phía trong cổ tay, nơi có động mạch đi qua, để giảm nhiệt độ cho động mạch hoặc dùng khăn ướt lau sạch cơ thể.
-
3
Tắm khi còn ướt mồ hôi
Khi cơ thể còn đang đổ mồ hôi mà bạn trực tiếp dội nước lạnh thì khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông đang mở nên sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu tắm khi cơ thể nhiều mồ hôi có thể dẫn đến sốt cao hoặc có người bị đột quỵ. Nên để cơ thể ráo mồ hôi, massage toàn thân cho các lỗ chân lông từ từ thu hẹp lại rồi mới đi tắm. Ban đầu nên lau người cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước rồi mới bắt đầu tắm toàn thân.
-
4
Ngủ trên nền nhà lạnh
Ngủ trên nền nhà sẽ rất lạnh, nhất khi trời gần sáng. Nhiệt độ cơ thể người lúc này lại thấp nên khi ngủ trên nền nhà rất dễ bị cảm lạnh. Nếu đã bị cảm lạnh, càng không được ngủ dưới đất, bởi vì các lỗ chân lông sẽ bị thu lại, mồ hôi không thoát ra được khiến triệu chứng cảm càng nghiêm trọng hơn.Nếu cảm thấy nóng, bạn có thể chọn chỗ mát trên giường, để nhiệt độ điều hòa thích hợp, không nên để quạt thổi trực tiếp vào mặt, mở cửa sổ cho không khí được đối lưu… sẽ mát mẻ hơn.