4 tips phòng bệnh hậu sản trong thời gian ở cữ

4 tips phòng bệnh hậu sản trong thời gian ở cữ

Thời gian ở cữ của sản phụ, thông thường từ 90-100 ngày sau sinh. Hết giai đoạn này mới được tính là cơ thể hồi phục hoàn toàn. Dù trên thực tế, 30 ngày (1 tháng) sau sinh là cơ thể đã ổn định phần nào.

Trong thời gian ở cữ, ngoài những lưu ý về nghỉ ngơi sinh hoạt đúng cách, còn có những điều tối kỵ không được làm, nếu không sẽ dễ mắc các bệnh hậu sản.

1. Quan hệ tình dục quá sớm

Sau sinh, tử cung và âm đạo chưa thể hồi phục ngay mà cần có thời gian để dần dần điều chỉnh, thích nghi trở lại. Nếu quan hệ tình dục quá sớm (thông thường trong 1 tháng sau sinh) sẽ làm tăng nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng âm đạo hoặc các bệnh liên quan đến phụ khoa hơn. Ngoài ra sau sinh cơ thể còn yếu, quan hệ tình dục khi cơ thể kiệt sức dễ gây băng huyết, sa tử cung, huyết ứ, sản giật…

Theo các bác sỹ, sản phụ nên chờ ít nhất 45 ngày sau sinh mới quan hệ tình dục trở lại, hoặc chờ cho đến khi cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng.

4 tips phòng bệnh hậu sản trong thời gian ở cữ

2. Ngồi xổm

Ngồi xổm là điều cấm kỵ khi mang thai vì có thể gây sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Đây cũng là điều không được phép làm sau khi sinh con. Đa phần các bà mẹ mới sinh thường tập trung quá nhiều vào con, mà quên rằng cơ thể mình cũng cần được chăm sóc, nâng niu.

Sau sinh cơ quan sinh dục bị tổn thương và kiệt quệ, vì thế sản phụ tránh làm việc nặng, đặc biệt không ngồi xổm vì có thể gây sa tử cung.

3. Kiêng khem quá kỹ trong chế độ ăn uống

Ai cũng có thể đọc vanh vách khẩu phần ăn hàng ngày của sản phụ: cháo ninh móng giò, gà tần hạt sen, thịt nạc rim nghệ, thịt bò rim nghệ, rau ngót thịt nạc xay. Các món ăn này đúng là tốt nhưng sản phụ cần có chế độ ăn đa dạng, không cần kiêng khem quá kỹ như vậy. Chỉ cần không ăn các món cay nóng, món quá chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ sống lạnh.

4. Nằm bất động một chỗ hoặc vận động quá mức

Nằm bất động một chỗ hoặc vận động quá mức đều gây hại cho sản phụ. Nếu nằm lì một chỗ, lười vận động, sẽ dẫn đến bế tắc sản dịch, đờ tử cung sau sinh. Trong khi đó, vận động mạnh, nâng vác vật nặng cũng nguy hiểm không kém. Tốt nhất sau sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, khi thấy chóng mặt thì nên dừng lại không nên cố quá.

Việt Hà
Nguồn: TT

Xem thêm

Kiêng cữ sau sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.