4 vấn đề thường gặp với bàng quang của đấng mày râu

4 vấn đề thường gặp với bàng quang của đấng mày râu
1. Đi tiểu không tự chủ
Đây là tình trạng không kiểm soát được sự bài tiết nước tiểu. Bệnh có nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ, từ rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi ho, hắt hơi… cho đến tình trạng nước tiểu thoát ra nhiều, ồ ạt không thể kiểm soát.
Đi tiểu không tự chủ ở nam giới xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cơ bắp và dây thần kinh phối hợp với nhau để giữ nước tiểu và đào thải nó vào đúng thời điểm. Bất cứ điều gì xảy ra không đúng trong cơ chế này đều có thể gây ra chứng đi tiểu không tự chủ. 
Bệnh tật, thương tích ở các dây thần kinh cũng có thể gây ra chứng đi tiểu không tự chủ. Ví dụ, nếu bạn bị bệnh tiểu đường, các dây thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến bàng quang, gây ra tiểu không tự chủ.
Tương tự như vậy, các căn bệnh như đột quỵ, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, từ đó gây ra các rắc rối về bàng quang cho nam giới.
Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên tập thể dục thể thao, tập các bài cơ sàn chậu, không hút thuốc, tập thói quen đi tiểu đúng giờ.
4 vấn đề thường gặp với bàng quang của đấng mày râu
2. U xơ tiền liệt tuyến (BPH)
U xơ tiền liệt tuyến sẽ khiến người đàn ông gặp khó khăn khi tiểu tiện và là một bệnh phổ biến ở nam giới, đặc biệt với những người trên 50 tuổi. 
Triệu chứng của bệnh bao gồm: khó đi tiểu (bí tiểu), đi tiểu không hết, tiểu ngắt quãng,… Bạn cũng có thể có nhu cầu phải đi tiểu thường xuyên hơn và thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu.
Thậm chí, một số biến chứng có thể phát sinh nếu đi tiểu không hết do khi nước tiểu còn ứ đọng trong bàng quang, nó sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang và do đó làm hạn chế dòng chảy của nước tiểu đi ra từ thận. Điều này sẽ gián tiếp gây áp lực lên thận và cản trở chức năng thận.
Để phòng ngừa căn bệnh này, đấng mày râu cần giảm cân, thường xuyên tham gia hoạt động thể chất, ăn nhiều rau và giảm thức ăn có nhiều chất béo. 
3. Bàng quang hoạt động quá mức
Bàng quang tăng hoạt (hoạt động quá mức của bàng quang) là một thể làm rối loạn chức năng bàng quang, gây ra mót đi tiểu nhiều lần và khó nhịn tiểu. 
Bàng quang hoạt động quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất, gây hại cho não, cột sống, hoặc các dây thần kinh kéo dài từ cột sống đến bàng quang. Triệu chứng bao gồm: tiểu són, đi tiểu thường xuyên hơn, thức dậy quá 2 lần trong đêm để đi tiểu,…
Để phòng ngừa, bạn nên thường xuyên tập thể dục, ngừng hút thuốc lá, hạn chế chất caffeine, tăng khẩu phần ăn với các loại rau, bổ sung chất beta carotene, lutein và vitamin C.
4. Viêm bàng quang kẽ (IC)
Viêm bàng quang kẽ mặc dù xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ nhưng cũng có thể xảy ra ở nhiều người đàn ông. Triệu chứng bao gồm đau vùng chậu và bàng quang, đặc biệt khi nước tiểu đang chứa đầy trong bàng quang của bạn. Ngoài ra, nó còn gây đau và khó chịu hơn khi đi tiểu, đi tiểu bất ngờ trong ngày và đêm, đi tiểu nhiều (có thể lên tới 60 lần trong một ngày), tinh hoàn, bìu bị đau khi xuất tinh.
Những người đàn ông bị bệnh IC cần hạn chế rượu, cà chua, sô cô la, caffein, thức ăn nhiều axit hoặc các chất làm ngọt nhân tạo vì chúng có thể góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng viêm của bàng quang. 
Tập thể dục và vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh IC. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sẽ cần phải phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Thụy Du 
Dịch theo THS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.