Nhiều thay đổi theo hướng tiêu cực, có tính lão hóa đang diễn ra bên trong cơ thể bạn mà bạn không thể biết được.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn làm giảm những thay đổi gây ra tình trạng lão hóa này.
-
1
Giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo để tốt cho quá trình trao đổi chất
Khi có tuổi, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ chậm hơn, do đó lượng calo bạn sẽ càng giảm. Chất béo tương đối nhiều trong các sản phẩm chứa nhiều calo, vì thế hãy ăn uống để cân bằng với sức khỏe. Bạn hãy chọn các loại thực phẩm có chất béo bão hòa giới hạn như sữa chua không béo, cá, gia cầm, các loại đậu thay cho các loại thịt đỏ.
-
2
Ăn cá để duy trì một đôi mắt khỏe mạnh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có chế độ ăn uống với thành phần omega -3 từ cá cao hơn bình thường sẽ mắc ít các bệnh về mắt hơn, đặc biệt là giảm hẳn tỉ lệ suy thoái võng mạc trung tâm (hay còn gọi là điểm vàng) – nguyên nhân dẫn đến mù lòa ở người trên 50 tuổi. Mỗi tuần bạn nên ăn ít nhất là hai bữa cá. Bữa trưa bạn có thể ăn salad với cá hồi hoặc cá rô phi rán giòn.
Nhiều thay đổi theo hướng tiêu cực, có tính lão hóa đang diễn ra bên trong cơ thể bạn mà bạn không thể biết được.
-
3
Cung cấp canxi vào buổi sáng giảm nguy cơ loãng xương
Nguy cơ loãng xương tăng theo độ tuổi, nhưng hấp thụ đủ canxi (1.200mg mỗi ngày là lượng canxi được đề nghị cho những người trên 50 tuổi) có thể giúp giảm nguy cơ loãn xương. Bạn nên ăn một cốc sữa chua ít béo vào giữa buổi sáng, để có thể cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể.
-
4
Hoa quả tươi để giảm chứng táo bón
Thật không may, khi tuổi càng cao, chứng táo bón càng trở nên phổ biến, nhưng nếu bạn ăn nhiều thức ăn có chất xơ và chất lỏng thì có thể cải thiện hệ tiêu hóa của bạn. Nước và chất xơ là hai thành phần chính của hoa quả tươi. Bạn nên ăn các loại hoa quả có nhiều màu sắc như: dâu, cam, nho, dưa hấu… bất cứ khi nào bạn thích.
-
5
Cung cấp lượng sắt vừa đủ để cải thiện chất lượng máu
Sắt rất quan trọng cho nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển oxy. Đó là chất cấu thành huyết sắc tố, chính huyết sắc tố này cấu tạo thành hồng cầu – hồng cầu được sản sinh trong tủy xương. Vì sắt có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu nên bất thường về chuyển hóa sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt. Bổ sung sắt sẽ giúp cơ thể cải thiện chất lượng máu.
Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều sắt có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn. Bạn không cần phải ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất sắt như thịt đỏ, đậu, rau xanh, và nếu bạn đang uống vitamin tổng hợp bao gồm cả sắt, thì bạn nên lưu ý để không cung cấp quá 8mg sắt cho cơ thể mỗi ngày.