Dân văn phòng là nhóm người có nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh tật, nguy hiểm nhất là bệnh ung thư do thường xuyên ngồi làm việc trước máy tính, ít vận động. Họ cũng thường viện cớ không có thời gian để tập thể dục nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên với 5 động tác đơn giản mà cực hiệu quả sau, dân văn phòng có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng.
1. Rèn luyện sự tập trung và tập thở
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp ngồi thiền trong tĩnh lặng, không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh, chỉ tập trung vào nhịp thở của bạn, sẽ có tác động tích cực đến vùng tại não, từ đó cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ.
Một nghiên cứu từ Đại học Washington, thậm chí còn cho thấy sự gia tăng khả năng đa nhiệm. Nếu bạn kết hợp thở bằng cơ hoành với thiền định, bạn cũng có thể giảm căng thẳng, hạ huyết áp, nhịp tim và kìm hãm sự phát sinh cortisol (1 loại hormone gây ra stress).
Một sai lầm phổ biến mà mọi người hay mắc đó là cho rằng ngồi thiền phương pháp tốn thời gian, và phải thực hiện trong không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngồi thiền giữa văn phòng ồn ào trong ít nhất là hai phút mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Bạn hãy ngồi thật thoải mái trên ghế, hai chân đặt xuống sàn. Ngồi thẳng lưng, mắt hướng về phía trước. Hai tay đặt trên đùi, lòng bàn tay hướng lên trên. Nhắm mắt, mỉm cười nhẹ. Chú ý đến hơi thở của bạn, đặc biệt khi thở mạnh ra. Cố gắng tránh bị xao nhãng, tập trung mở rộng lồng ngực khi hít vào, và co lồng ngực lại khi thở ra. Hít thở sâu và lâu nhất có thể.
2. Rời khỏi ghế và cho cơ thể được nghỉ ngơi
Để chống lại những tác hại cho sức khỏe của ngồi kéo dài, hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên đứng dậy đi lại ít nhất 2 phút cứ mỗi 20 hoặc 30 phút. Hãy cài đặt đồng hồ đếm thời gian trên máy tính của bạn phòng trường hợp bạn quên. Đứng lên sẽ giúp làm giãn các cơ của bạn.
Hơi cúi người, mắt vẫn nhìn thẳng, hai tay bám vào bàn hoặc ghế. Đứng bằng 1 chân trái, chân phải vắt lên trên chân trái giống như hình chữ ngũ.
Thở thật mạnh khi bạn ngồi xuống. Giữ tư thế đó trong 5 nhịp thở sâu và lâu. Sau đó đổi chân.
3. Thư giãn các cơ
Khi chúng ta ngồi, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào cơ ở thắt lưng, ảnh hưởng đến các cơ này. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ngồi lâu khiến ta có cảm giác người cứng đờ, kém linh hoạt. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng động tác đơn giản sau.
Đặt tay trái lên bàn hoặc ghế, để chân phải ra đằng sau. Chân trái hơi chùng gối, đứng sao cho gót chân trái (chân phía trước) song song chân đằng sau. Giữ chân và lưng thẳng. Hít vào khi nâng tay trái qua đầu. Thở ra khi tay về vị trí.
Duy trì tập và tránh không bị đau lưng khi tập động tác này. Đưa hông về phía trước, giữ trong ba nhịp thở. Sau đó đổi bên.
4. Bài tập cho chân
Suy tĩnh mạch và mắt cá chân bị sưng không phải là bệnh lạ đối với người dân. Ngồi hoặc thậm chí đứng lâu trong thời gian dài có thể kiềm chế lưu thông và dẫn đến phù nề chân. Đó là lý do tại sao bạn nên di chuyển chân liên tục khi đang ngồi, cách này cũng giúp tăng cường lưu lượng máu.
Một tay giữ vào bàn hoặc ghế để lấy thăng bằng. Đặt chân trái lên chiếc ghế. Nên chọn ghế cao vừa phải thích hợp cho động tác này.
Tay trái giữ vào ghế, tay phải đặt lên eo. Chân trái đặt lên ghế, đầu mũi chân hướng lên trên. Thở ra khi hướng người về phía trước, hít vào khi trở lại tư thế thẳng. Giữ trong ba nhịp thở. Sau đó đổi bên.
5. Cải thiện dáng vóc
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm cảm giác cơ thể nặng nề là tập các động tác kích hoạt các cơ ở giữa lưng vốn đã “ngủ yên” do các cơ hoạt động quá mức ở phần lưng trên, ngực và cổ. Bạn có thể thực hiện động tác đơn giản bằng việc ngồi trên ghế, xoay hông để làm giãn các cơ phía trên cơ thể, và kích hoạt các cơ ở vùng giữa lưng.
Ngồi thoải mái trên ghế. Hít vào khi đưa tay ra phía sau ngang vai, lòng bàn tay úp lên. Thở ra khi trở về vị trí. Giữ trong vòng 3 nhịp thở sâu. Sau đó đổi bên.
Việt Hà – Dịch từ CNN
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.