5 gợi ý để viết một CV khối kỹ thuật hoàn hảo

0
119
5 gợi ý để viết một CV khối kỹ thuật hoàn hảo
CV khối kỹ thuật, hay CV STEM là dạng CV dành cho những người làm việc về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Khối ngành này có những đặc thù riêng, do đó để có một CV STEM hoàn hảo, bạn cần vận dụng một số mẹo. Dưới đây là 5 gợi ý để bạn có một CV STEM hoàn thiện nhất trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.
1. Đặt các kỹ năng kỹ thuật lên đầu
Hãy làm nổi bật các kỹ năng kỹ thuật của bạn bằng cách đặt chúng ở phần đầu tiên của mô tả kỹ năng nghề nghiệp. Thứ tự cụ thể là kinh nghiệm làm việc, các dự án và cuối cùng là trình độ học vấn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sắp xếp các kỹ năng của mình dựa trên các lợi thế bản thân, để người phỏng vấn có thể hiểu rõ lĩnh vực chuyên sâu của bạn.
Theo Shanna Gregory, hiệu trưởng của học viện Grace Hopper, “Bạn nên chú trọng vào cách trình bày văn bản ngắn gọn và cô đọng bởi vì những đoạn văn bản thường khiến người đọc khó theo dõi và họ chỉ đọc lướt qua mỗi CV trong 20 giây. Vậy hãy để những thứ quan trọng nhất lên trên cùng để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng chú ý đến chúng.”
2. Đặt trình độ học vấn ở cuối
Như đã đề cập ở trên, bạn nên để thông tin về trình độ học vấn ở dưới cùng. Lý do là bởi vì trình độ học vấn không quan trọng bằng kinh nghiệm làm việc của các kỹ sư và những người học về ứng dụng kỹ thuật. Dù bạn là kỹ sư có bằng giỏi nhưng nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc và dự án riêng, bạn chưa chắc là ứng cử viên sáng giá. Ngược lại, một kỹ sư hệ trung cấp nhưng có 5 năm kinh nghiệm và một vài sản phẩm được cấp bằng sáng chế sẽ được đánh giá cao hơn.
5 gợi ý để viết một CV khối kỹ thuật hoàn hảo
3. Làm nổi bật phần kiến thức thực tập, những người và công ty bạn đã hợp tác làm việc
Rất nhiều các kỹ năng công nghệ sinh viên không học ở nhà trường và các lớp học đại học. Họ tự thực tập và thử thách trí thông minh, sự sáng tạo ở các môi trường có tính cọ sát thực tế cao hơn. Đó là các công ty, xí nghiệp, phòng nghiên cứu, các cuộc thi công nghệ… Những sản phẩm công nghệ, bằng khen, đối tác của các kỹ sư công nghệ là những tấm vé cho phép họ trúng tuyển phỏng vấn ở các công ty công nghệ lớn. 
Vậy, sau mục miêu tả kinh nghiệm làm việc, hãy làm nổi bật phần kiến thức thực tập, những người và công ty bạn đã hợp tác làm việc. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến CV của bạn và giữ nó trong tầm mắt nhiều hơn 20 giây.
4. Chia sẻ các dự án cá nhân
Tại sao bạn nên chia sẻ các dự án cá nhân trong CV STEM của mình? Theo Gregory, hiệu trưởng của học viện Grace Hopper: “Ứng viên có trình độ học vấn xuất sắc có ý nghĩa rất lớn đối với các công ty, nhưng họ cũng thường là những người có đam mê.” Những dự án cá nhân là biểu hiện rõ rất cho đam mê nghề nghiệp lấn át các sở thích cá nhân khác. Và các nhà tuyển dụng đánh giá cao điều này. “Nếu bạn không thể làm nổi bật một sở thích nào trong công việc, bạn khó có thể thuyết phục được ai đó thuê bạn.”
5. Thay đổi CV phù hợp với từng vị trí ứng tuyển
Nhìn chung, các ngành công nghệ và kỹ thuật được phân chia rất nhỏ lẻ, nhưng những kiến thức chuyên ngành nền tảng thường được dạy trong những năm đầu và các kiến thức chuyên sâu được dạy sau cùng. 
Đó là lý do tại sao một kỹ sư công nghệ thông tin có thể làm lập trình viên, nhân viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm, giáo viên giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các trường đại học. Do vậy, tùy vào từng vị trí tuyển dụng, bạn cần trình bày CV theo các cách khác nhau để làm nổi bật điểm mạnh của mình.
Nguyễn MaiNguồn: Mashable

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.