Đồng ý giúp đỡ trong công việc là một điều đáng khích lệ, những điều đó không có nghĩa bạn cần phải gật đầu với bất cứ lời đề nghị nào. Sự cả nể có thể dẫn đến nhiều hệ lụy hơn bạn tưởng. Những lý do sau đây sẽ giúp bạn hiểu tại sao nhiều khi chúng ta cũng cần biết nói “không”.
1. Không tập trung vào thế mạnh của mình
Nhiều người thường vô tư đồng ý giúp đỡ trong một công việc hoàn toàn không liên quan đến thế mạnh của mình. Nếu bạn giỏi về tính toán hoặc làm giấy tờ, đừng nên chấp nhận những đề nghị giúp đỡ như trông hàng, bán hàng hộ dù chỉ trong phút chốc. Nói không với những công việc không liên quan đến chuyên môn và thế mạnh của mình, bạn có đủ lý do thuyết phục để lắc đầu với người nhờ giúp đỡ.
2. Không có điểm dừng
Một điểm bất lợi dễ thấy nhất cho những người cả nể trong công việc đó là không có điểm dừng với những lời nói có. Bạn gật đầu khi ai đó nhờ mua cà phê, bạn đồng ý làm hộ nốt phần việc của ai đó khi họ muốn về sớm… những lần đồng ý liên tiếp như vậy sẽ dẫn đến những cái gật đầu ở lần sau.
3. Ảnh hưởng đến uy tín
Một điểm bất lợi dễ thấy nhất khi bạn đồng ý với các lời giúp đỡ nằm ngoài khả năng đó là ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín bản thân. Thực hiện một nhiệm vụ không phải là thế mạnh, bạn rất dễ mắc sai lầm, từ đó nghiễm nhiên phải hứng chịu trách nhiệm cho công việc đáng lẽ không phải của bạn. Tệ hại hơn nữa là khi bạn biết rằng việc đó rắc rối nhưng vẫn tiếp tục, để rồi cuối cùng trở thành một cái nợ cho mình.
4. Thiếu sự tôn trọng
Tính cả nể trong công việc có thể dẫn đến việc thiếu tôn trọng từ những người xung quanh. Nhiều người sẽ mặc định sự giúp đỡ của bạn là điều hiển nhiên và thậm chí không nói một lời cảm ơn mặc dù bạn đã bỏ rất nhiều công sức.
5. Ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Thật tuyệt khi được biết đến như một đồng nghiệp “tốt bụng”, không quản ngại giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên bạn có nghĩ rằng những công việc ngoài lề đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc chính của mình? Bạn có để ý rằng những phần việc mình làm vẫn còn đang dang dở trong khi bạn mải mê lo việc người khác? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho bạn nếu như phần việc của chính bạn không được hoàn thiện? Đây chính là lý do cho thấy việc làm người tốt không phải lúc nào cũng thực sự tốt cho bạn. Hãy biết nói không một cách khéo léo nhưng dứt khoát, và chỉ nói có khi bạn đã lo xong phần việc của mình.
Lam Anh – Nguồn: Lifehack
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.