Lời nguyền “kim cương xanh” khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng… trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Tháng 7/2012, Hoàng hậu Thái Lan Sirikit được người dân vô cùng yêu quý đã bị đột quỵ và kể từ đó, bà không hề xuất hiện trước công chúng nữa. Điều này đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận về việc hoàng gia chịu một lời nguyền nghiệt ngã có liên quan tới một trong những vụ trộm nữ trang tai tiếng nhất lịch sử.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1989 nhưng không ở Thái Lan mà ở cung điện của gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi. Lúc bấy giờ, hoàng gia có thuê một người Thái Lan để gác cổng và người này đã đột nhập vào phòng Hoàng tử Faisal và lấy trộm rất nhiều đồ trang sức, ước tính lên đến 20.000.000 USD. Sau đó, người gác cổng này đã tuồn chúng về Thái Lan bằng cách giấu vào một chiếc túi của máy hút bụi. Đặc biệt, trong số các món đồ trang sức bị đánh cắp đó, tương truyền có một viên đá quý 50 carat được gọi là “kim cương xanh” của hoàng gia Ả Rập.
Nhà chức trách Saudi đã thông báo cho cảnh sát Thái Lan và tên trộm nhanh chóng bị bắt giữ. Tuy nhiên, trước khi bị bắt, tên trộm này đã kịp bán một phần của “chiến lợi phẩm” mình ăn trộm được.
Số trang sức chưa bị bán mất nhanh chóng được cảnh sát Thái Lan hoàn trả lại cho hoàng gia Ả Rập Saudi. Thế nhưng trong số đó, hoàn toàn không có viên “kim cương xanh” nổi tiếng. Cảnh sát Thái cho biết họ hoàn toàn không hề thấy bất cứ giấu vết nào của nó dù có người tin rằng nó đã được bán cho những gia đình quý tộc ở Thái.
Năm 1990, 3 nhà ngoại giao Ả Rập được phái tới Thái Lan điều tra về viên kim cương đều bị bắn chết một cách bí ẩn. Mặc dù cảnh sát phủ nhận rằng cái chết của 3 nhà ngoại giao này có liên quan tới viên kim cương xanh nhưng chính quyền Ả Rập Saudi thì nghi ngờ rằng sự thật của vụ việc đã bị che đậy. Sau cái chết của 3 nhà ngoại giao Ả Rập, viên kim cương xanh này được tin rằng đã mang một lời nguyền chết chóc ám lên bất cứ ai sở hữu nó.
Người ta tin vào lời nguyền này vì hoàng hậu Sirikit của Thái đã bị đột quỵ khi đeo viên kim cương được cho là viên kim cương đánh cắp từ hoàng gia Ả Rập Saudi. Theo lời đồn đại, viên kim cương sẽ ám lời nguyền lên bất cứ ai chạm vào nó cho tới khi nó được trả về tận tay chủ nhân thật sự của nó là gia đình hoàng gia Ả Rập.
2. Lời nguyền nghiệt ngã khiến hàng triệu người bị giết
Năm 1941, một nhóm các nhà nhân chủng học Xô Viết đã đến Uzbekistan để thám hiểm. Nhiệm vụ của họ là xác định vị trí ngôi mộ của Tamerlane và khai quật thi thể bên trong. Tamerlane là một lãnh chúa nổi tiếng sống ở thế kỷ XIV và được xem là anh hùng dân tộc ở Uzbekistan. Những người dân và giáo sĩ Uzbekistan đã lên tiếng ngăn cản cuộc khai quật này và cảnh báo rằng, nếu đánh thức giấc ngủ vĩnh hằng của lãnh chúa thì thảm họa sẽ ập đến.
Lãnh đạo nhóm thám hiểm Mikhail Gerasimov đã bỏ ngoài tai lời đe dọa đó và thực hiện việc khai quật thi thể lãnh chúa Tamerlane vào ngày 19/6/1941.
Điều đặc biệt là trên nắp quan tài có khắc dòng chữ:“Khi đánh thức ta dậy từ cõi chết trở về, cả thế giới này sẽ hỗn loạn”.
Và đúng như lời nguyền, vài ngày sau cuộc khai quật, phát xít Đức đã bất ngờ phát động chiến dịch Barbarossa và xâm lược Liên Xô. Cuộc chiến thật sự đã khiến cả thế giới “hỗn loạn” và khiến người Liên Xô chìm ngập trong đau thương, mất mát.
Điều thú vị ở đây chính là sau khi bị lép vế nặng nề trong cuộc chiến, Liên Xô cuối cùng đã xoay ngược hoàn toàn thế trận ở chiến dịch Stalligrad. Ít ai biết rằng trước khi chiến dịch xảy ra, Stalin đã ra lệnh đem trao trả và chôn cất thi hài lãnh chúa Tamerlane về lại Uzbekistan. Có lẽ vì thế mà thế cục chiến tranh đã thay đổi bất ngờ?
Nhiều người vẫn tin rằng lời nguyền của Tamerlane quả thật đáng sợ vì sau khi mở nắp quan tài, đã có hơn 7,5 triệu người dân Liên Xô chết trong cuộc chiến khốc liệt do Đức gây ra.
3. Lời nguyền Nữ thần núi lửa Hawaii
Giáo sư Kame đến từ Đại học Hawaii cho hay: “Nếu bạn không tôn trọng Pele, cô ấy sẽ giết chết bạn”. Timothy Murray lẽ ra nên biết trước điều đó trước khi chuyển đến Honolulu vì ông đã làm cho Nữ thần lửa và núi lửa Hawaii là Pele buồn phiền.
Một ngày nọ, Timothy quyết định đến công viên quốc gia núi lửa Hawaii tham quan. Bị mê hoặc bởi những hạt cát đen, ông đã lấy một ít và mang về nhà rồi đựng trong một chai nước rỗng. Sau đó, mọi việc xung quang ông bắt đầu trở nên tồi tệ. Người bạn gái mà Timothy đã hẹn hò trong 5 năm đã bỏ đi cũng như ngay sau đó, Timothy đã bị cảnh sát bắt vì tội vi phạm bản quyền. Ngay cả chú thú mà Timothy nuôi cũng đột ngột qua đời.
Và không chỉ có Timothy hứng chịu lời nguyền. Theo một truyền thuyết Hawaii, bất cứ ai di chuyển một viên đá núi lửa hay cát đều sẽ phải chịu cơn thịnh nộ của Nữ thần núi lửa Hawaii Pele. Bởi lẽ, vị nữ thần này được cho là rất tức giận khi những tảng đá (mà nữ thần núi lửa coi chúng như những người con của mình) bị du khách lấy đi.
Chính vì thế mà công viên quốc gia núi lửa Hawaii hằng năm đều nhận được thư xin lỗi cũng như rất nhiều bưu phẩm chứa những viên đá do khách du lịch gởi trả lại. Họ kể rằng đã gặp xui xẻo kinh khủng từ khi lấy trộm những viên đá về và muốn gởi lời xin lỗi tới nữ thần, xin người xóa bỏ lời nguyền, tha thứ cho những tội lỗi mà họ đã phạm khi đến đây.
4. Lời nguyền của người nhện
Lời nguyền này có liên quan tới vở nhạc kịch nổi tiếng có tên gọi là: “Spider-Man: Turn Off The Dark”. Từ lúc tập dợt cho tới lúc biểu diễn, đã có vô số lần trục trặc kỹ thuật cũng như diễn viên gặp chấn thương nặng nề.
Lời nguyền được cho là bắt đầu trong buổi diễn tập trở lại năm 2010 khi một diễn viên bị gãy chân và chấn thương khá nặng. Tiếp đến, một diễn viên đóng thế cũng gặp nạn khi bị thương ở cổ tay. Vào đêm trước buổi công diễn, một trong những nữ diễn viên chính bị chấn thương vùng đầu do dây cáp gây ra. Đáng sợ hơn, sau khi vở kịch diễn ra, đã có một diễn viên bị tổn thương xương sọ, xương bả vai, khuỷu tay, gãy 4 xương sườn và 3 đốt xương sống.
Gần đây nhất, 5 vũ công đã bị chấn thương và phải nén đau để diễn xuất tới cuối diễn. Tác giả của vở “Spider-Man: Turn Off The Dark” cũng bị đột quỵ chết một cách bí ẩn trước khi vở diễn ra mắt công chúng.
5. Lời nguyền của chiếc ghế chết chóc
Vào năm 1702 ở North Yorkshire, Anh Quốc một người đàn ông tên Thomas Busby do say xỉn đã giết chết cha vợ của mình vì ông đã dám ngồi vào chiếc ghế yêu thích của anh. Sau đó, khi sắp bị tử hành, Thomas Busby đã thét lên rằng sau này, bất cứ ai dám ngồi vào chiếc ghế đó đều sẽ gánh lấy cái chết. Sau đó, vợ của Thomas mở một quán rượu và nhiều người đã kéo đến thử sức ngồi vào chiếc ghế. Đa số những người can đảm này đều đã bị thiệt mạng hoặc chấn thương nặng nề.
Số người chết tăng nhiều đến nỗi chủ nhân của chiếc ghế phải đem nó đến viện bảo tàng Thirsk vào cầu xin bảo tàng cất giữ hộ cũng như yêu cầu tuyệt đối không được để ai ngồi lên đó. Bảo tàng đã vô cùng tuân thủ điều này và họ đã đặt chiếc ghế ở vị trí rất cao trong phòng trưng bày để tránh những vị khách tò mò thử tài can đảm ngồi vào chiếc ghế bị ám này.