Những áp lực như vậy lâu dần sẽ khiến bạn nảy sinh những lo lắng, sợ hãi đe dọa đến những quyết định cũng như hành động của bạn. Dưới đây là 5 nỗi sợ hãi bạn phải vượt qua nếu muốn trở thành sếp tốt.
Đưa ra các quyết định sai lầm
Hầu hết các nhà lãnh đạo đều sợ sai lầm khi đưa ra các quyết định. Chỉ khác là nỗi sợ ấy có ảnh hưởng đến tâm lý của bạn hay không. Là lãnh đạo, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định lớn như việc lựa chọn đối tác, sắp xếp nhân sự hay chỉ đạo chiến dịch quảng cáo,…Việc phải đối mặt cùng một lúc nhiều quyết định quan trọng sẽ dẫn đến sự mệt mỏi và hoài nghi thậm chí còn sức khỏe tinh thần của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến bạn không có khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt.
Một khi nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng, và nhất là khi trước đó bạn đã từng mắc một sai lầm nào đó sẽ khiến bạn trì hoãn thậm chí thoái thác những công việc quan trọng. Bạn hãy nhớ rằng, dù là lãnh đạo tài ba thì vẫn có lúc mắc sai lầm. Vấn đề ở chỗ bạn thẳng thắn đối mặt hay né tránh nó mà thôi.
Bị chỉ trích vì cách tiếp cận của bạn
Là người đứng đầu, bạn cần phải có “bản sắc” của riêng mình. Bạn có khả năng nhìn nhận, đánh giá nhiều vấn đề cao hơn người khác ví như đánh giá năng lực của nhân viên, đánh giá mức độ khả thi của chiến dịch mới hay sự thành công của chiến dịch quảng cáo.
Có thể nhân viên hay cấp trên nữa của bạn có thể đánh giá, chỉ trích quan điểm của bạn. Nếu bạn có những đánh giá của mình, hãy giữ vững quan điểm và nên nhớ không ai có thể khẳng định việc lãnh đạo của bạn là đúng hay sai.
Quan điểm của số đông sẽ góp phần giúp bạn nhìn nhận ra vấn đề chứ không có vai trò quyết định vấn đề của bạn. Vì vậy, tầm nhìn riêng của bạn mới là điều giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi.
Phát biểu như là một người lão luyện
Không phải cứ là lãnh đạo thì phải có khả năng diễn thuyết, hùng biện. Tuy nhiên, ít nhất bạn cũng phải có khả năng nói trước đám đông.
Việc biến mình thành tâm điểm của sự chú ý rất dễ đẩy bạn vào lúng túng thậm chí khiến bạn mắc những lỗi ngớ ngẩn gây tổn hại hình ảnh của bạn. Vì vậy, hãy giữ bình tĩnh và thư giãn trước các buổi gặp gỡ, phát biểu. Hãy ghi nhớ, bạn là con người và những người nghe bạn nói cũng như bạn. Nếu bạn có không may mắc lỗi, bạn chắc chắn sẽ nhận ta điều gì đó tốt đẹp hơn.
Nhận trách nhiệm
Là người lãnh đạo, bạn phải tự chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình đối với công ty hay nhân viên. Nếu kế hoạch phát triển của công ty thành công, bạn sẽ nhận được sự tán thưởng, tin tưởng, ngưỡng mộ. Nhưng trong trường hợp nó thất bại, bạn sẽ nhận được những lời trách móc, đổ lỗi.
Nỗi sợ hãi này rất dễ khiến bạn chùn bước nhưng bạn hãy luôn nhớ rằng, để thành công thì nhà lãnh đạo nào cũng phải vượt qua nỗi sợ hãi này. Vì vậy, thay vì lo lắng kế hoạch thất bại, bạn hãy cố gắng tập trung cao độ, tính toán công việc hợp lý và chứng minh cho mọi người thấy dù thành công hay thất bại thì bạn có tầm nhìn trong mỗi quyết định.
Sụp đổ cùng thất bại
Là lãnh đạo của một nhóm, một công ty hay một doanh nghiệp, bạn thường gặp nỗi sợ hãi thất bại về năng lực cá nhân, tài chính hoặc tổ chức đội ngũ nhân viên. Trong trường hợp làm ăn không được thuận lợi, công việc thất bại, bạn rất có khả năng bị “đá” khỏi ghế lãnh đạo. Nhưng hãy nhớ, sự thất bại không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp mà là bước ngoặt quan trọng của cuộc hành trình dài hơn. Chính vì lý do đó, cho dù thất bại,việc kinh doanh đổ bể thì bạn sớm muộn sẽ tìm được một cơ hội thành công khác.
Nha Trang
(Theo congluan)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.