5 “sự thật” bạn từng được học ở trường hóa ra lại hoàn toàn sai

5

Theo thời gian, ngay cả những sự kiện mà chúng ta xem là bất di bất dịch cũng có thể thay đổi. Có những điều mà bạn được ở trường tưởng đúng nhưng thực tế lại không phải như vậy.

5 ý tưởng bạn từng học trong nhà trường dưới đây giờ không còn chính xác nữa.

1. Sao Diêm Vương là một hành tinh


Sao Diêm Vương.

Chúng ta biết là từ cuối những năm 1800 người ta đã tìm thấy manh mối về sự tồn tại của hành tinh thứ chín, sau sao Thiên Vương. Thậm chí vào năm 1906, ông Percival Lowell – người sáng lập đài quan sát Lowell ở Flagstaff, Arizona, đã bắt đầu một dự án nghiên cứu nhằm tìm kiếm hành tinh thứ 10 huyền bí.

Vào năm 1930, một người mới 23 tuổi tên là Clyde Tombaugh đã tìm thấy hành tinh thứ chín này. Hàng tuần, ông được giao nhiệm vụ so sánh hình ảnh của bầu trời một cách có hệ thống để tìm kiếm những vật thể chuyển động.

Cuối cùng ông phát hiện ra một hành tinh và đã đệ trình kết quả này lên cho Đài quan sát của Trường Đại học Harvard. Hành tinh mới được đặt theo tên của một vị thần Hy Lạp (Pluto) và từ đó chúng ta xem sao Diêm Vương là một hành tinh trong hệ Mặt trời.

Nhưng vào năm 2003, một nhà thiên văn học đã phát hiện ra một vật thể lớn hơn Pluto mà ông đặt tên là Eris. Thông tin mới đã khiến nhiều nhà thiên văn khác đặt câu hỏi: điều gì khiến một vật thể có thể trở thành hành tinh? Và họ quyết định dựa vào kích thước và vị trí của nó – Pluto đã không đáp ứng được điều kiện này, và Eris cũng vậy. Sau đó, Pluto đã bị hạ xuống thành một hành tinh lùn.

2. Vạn Lý Trường Thành là cấu trúc nhân tạo duy nhất có thể được nhìn thấy từ không gian


Vạn Lý Trường Thành không hề được nhìn thấy từ không gian. (Ảnh: Internet).

Thật ra mà nói đây không phải là một sự thật được kiểm định bởi khoa học, nó chỉ là một niềm tin của nhiều người được bắt đầu từ năm 1938.

Tuy nhiên vào năm 2003, phi hành gia người Trung Quốc đầu tiên là Yang Liwei đã phá vỡ huyền thoại này. Ông thừa nhận ông không thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ không gian.

Vạn Lý Trường Thành chỉ có thể được nhìn thấy trong một số trường hợp cực kì hãn hữu: khi có tuyết rơi dày trên nó hoặc chúng ta nhìn từ không gian xuống Vạn Lý Trường Thành bằng một chiếc máy ảnh có khả năng phóng to.

Phi hành gia Alan Bean của con tàu Apollo 12 nói với NASA: “Điều duy nhất bạn có thể nhìn thấy từ Mặt Trăng là một quả cầu xinh đẹp, được bao phủ chủ yếu bởi màu trắng, một số màu xanh và màu vàng nhạt, và lẫn trong đó là một số thảm thực vật màu xanh lá cây. Không có vật thể nhân tạo nào có thể được nhìn thấy ở khoảng cách này”.

3. Những nô lệ người Israel đã xây dựng các Kim tự tháp


Người Ai Cập đã tự mình xây dựng nên các Kim tự tháp chứ không phải người Do Thái.

Thậm chí trong bộ phim “Hoàng tử Ai Cập”, người ta vẫn cho rằng chính những người nô lệ Israel đã xây dựng các Kim tự tháp. Mặc dù nhiều người nghĩ Kinh Thánh đã nhắc đến điều đó nhưng cuốn sách thật sự không đề cập chi tiết đến câu chuyện.

Theo ông Amihai Mazar – giáo sư tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, thì câu chuyện thần thoại này bắt nguồn từ ý kiến của cựu Thủ tướng Israel Menachem Begin khi đến thăm Ai Cập vào năm 1977.

Giáo sư GMazar đã nói với AP: “Người Do Thái không hề xây dựng các kim tự tháp vì người Do Thái không tồn tại trong khoảng thời gian kim tự tháp được xây dựng”.

Những bằng chứng khảo cổ học gần đây cho thấy người Ai Cập đã tự mình xây dựng nên các Kim tự tháp.

4. Không thể nào gấp một tờ giấy nhiều hơn 7 lần

Cho dù ở trong lớp nghệ thuật hay khoa học, thì “tin đồn” này chắc chắn được nhiều người biết đến, nhưng Britney Gallivan, một học sinh trung học ở California thì lại không tin điều này.

Cô ấy cùng với một số tình nguyện viên đã mua một cuộn giấy vệ sinh khổng lồ trị giá 85 đô la và khiến mọi người ngạc nhiên bằng cách gấp nó đến 11 lần. Cô nhận ra rằng tất cả mọi người đã cố gắng gấp xen kẽ các hướng khác nhau nên không gấp được nhiều lần. Thậm chí cô đã phát triển một phương trình dựa trên độ dày và chiều rộng của giấy để giải thích lý do mọi người không nên gấp giấy như vậy.

Năm 2012, một sinh viên tại Trường St. Mark ở Southborough, Massachusetts, đã phá vỡ kỷ lục của Gallivan khi gấp được một tờ giấy đến 13 lần.

5. Kim cương là thứ cứng nhất


Wurtzit boron nitride cứng hơn kim cương 18%.

Theo Scientific American, chúng ta đã biết về hai chất cứng hơn kim cương từ năm 2009: wurtzit boron nitride và lonsdaleite. Chất thứ nhất cứng hơn kim cương 18% và chất thứ hai là 58%.

Nhưng trong tự nhiên, cả hai chất này đều không dễ thấy và không bền. Thực tế, các tác giả của nghiên cứu chỉ tính toán độ cứng của các chất mới thay vì thực sự kiểm tra chúng như một mẫu vật có thể sờ bằng tay được. Điều đó làm cho khám phá này có hơi hướng lý thuyết.

Vào năm 2013, một nhóm nhà khoa học khác đã tiến hành nén chặt các hạt boron nitrid, sau đó sắp xếp lại cấu trúc của chúng thành nhiều hình dạng khác nhau như củ hành, bông hồng hay những con búp bê Nga. Sau đó, đã có rất nhiều phụ nữ trên khắp thế giới muốn đính boron lên chiếc nhẫn đính hôn của mình, vì nó sẽ tồn tại nguyên vẹn mãi mãi.

 

Theo khampha