Một trong những nỗi lo sợ của những phụ nữ từng nâng, bơm ngực bằng silicon đó là biến chứng nổ, vỡ túi độn ngực. Cách đây ít lâu, một phụ nữ sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc phải vào viện sau khi nằm úp người chơi điện tử suốt 4 tiếng. Sau thời gian dài giữ nguyên tư thế đó, cô cảm thấy đau nhói ở vùng ngực và được chuyển vào bệnh viện. Các bác sĩ đã phát hiện ra túi độn của cô bị vỡ và gây nguy hiểm bởi dịch từ đó có thể chảy tràn trong cơ thể. Trước đó một phụ nữ người Mỹ cũng phải vào bệnh viện vì vỡ túi độn do… muỗi chích và có trường hợp sao phim khiêu dâm tử vong sau khi miếng độn silicon nổ tung trong vụ va chạm giao thông.
Túi độn ngực bị nổ, vỡ do nhiều nguyên nhân |
Dưới đây là những điều bạn nên biết về biến chứng nổ, vỡ ngực nếu có ý định cải thiện vòng 1:
1. Túi độn kém chất lượng, rẻ tiền là nguyên nhân chính
Túi độn kém chất lượng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng nổ, vỡ ngực. Vào năm 2012, Pháp từng phải ra quyết định thu hồi toàn bộ số túi độn silicon từ công ty sản xuất Poly Implant Prothese (PIP) sau khi có quá nhiều ca hỏng ngực do dùng sản phẩm của công ty này. PIP đã sử dụng silicon công nghiệp thay vì silicon dùng cho y tế trong túi độn của mình. Đó là lý do khiến túi độn của PIP rất dễ bị rò rỉ, vỡ trong quá trình sử dụng.
Ngoài Pháp thì Brazil cũng cấm các trung tâm y tế dùng loại túi này và Bộ Y tế của Đức, Venezuela khuyến cáo người từng sử dụng nên tới cơ sở y tế tháo bỏ sản phẩm của PIP khỏi cơ thể để tránh những biến chứng xấu.
Túi độn ngực kém chất lượng có thể gây biến chứng nghiêm trọng |
2. Vỡ trong “âm thầm”
Một số trường hợp, ngay cả khi đã dùng túi độn ngực loại tốt cũng không tránh khỏi tai họa vỡ, nổ ngực. Hiện tượng vỡ túi độn trong “âm thầm” diễn ra khi các mô sợi phát triển bao xung quanh túi độn khiến người ta không thể dễ dàng phát hiện ra hiện tượng này. Bạn sẽ không cảm thấy điều gì bất thường cho tới khi chụp chiếu MRI. Trong trường hợp đó, khối silicon sẽ ngấm ngầm vỡ, bục cho tới khi người sử dụng cảm thấy có dấu hiệu bất thường, và như thế ảnh hưởng sức khỏe sẽ khó lường và lâu dài hơn.
3. Nhiều nguyên nhân khác gây vỡ, nổ ngực bơm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vỡ, nổ ngực nhân tạo: Có thể do áp suất không khí ở độ cao nhất định, do chèn ép lâu hoặc mạnh, do bị vật cứng đâm thủng, nhiễm trùng…. Khi chất dịch chảy ra, người bệnh sẽ thấy sưng đau, nhức nhối trong cơ thể bởi silicon có thể gây kích ứng.
Silicon khiến các mô sợi trong ngực bị viêm nhiễm, nó cũng có thể gây ra hiện tượng xơ cứng hay u ở vú. Tuy nhiên, may mắn là theo nghiên cứu của trung tâm thẩm mỹ Mayo, người ta không tìm thấy mối liên quan giữa hiện tượng nổ ngực bơm và ung thư vú.
Một trường hợp bị nổ túi độn phải gắp hết mảnh silicon ra khỏi cơ thể |
4. Loại bỏ
Khi túi độn ngực bị vỡ, nổ, rò rỉ, người bệnh phải nhanh chóng vào trung tâm y tế để phẫu thuật tách bỏ những miếng silicon ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp người bệnh không muốn tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật độn ngực khác thì họ vẫn phải thực hiện hình thức tái tạo lại ngực rất đau đớn.
5. Không có túi độn nào vĩnh viễn
Theo thông tin của FDA thì túi độn ngực nên thay sau khoảng 10 – 15 năm bởi miếng cấy ghép có tuổi đời càng cao thì nguy cơ biến chứng càng lớn. Ngoài ra họ cũng khuyến cáo phụ nữ nên chụp MRI 3 năm sau khi thực hiện ca phẫu thuật. Sau mỗi 2 năm nên tiếp tục chụp chiếu để phát hiện biến chứng sớm.
“Soi” hàm răng mất điểm trong quá khứ của sao Việt
(Làm Đẹp) – Rất nhiều sao Việt đã chọn cách làm lại răng để có nụ cười “toả nắng”. |
Nguồn: Thu Hương (danviet)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.