Làm giàu ư – có những thứ hoàn toàn đi ngược lại với những gì ta tưởng tượng đấy.
Chúng ta thường bị những phân cảnh giàu sang hào nhoáng trong phim Hàn Quốc hay ngôn tình “lòe”, khi thấy anh nam chính chủ tịch tập đoàn đẹp trai nhưng chẳng bao giờ làm gì cả ngoài việc ăn – chơi – yêu mà tiền vẫn đổ ào ào vào tài khoản.
Và từ đó, ta nghĩ rằng: “Người giàu kiếm tiền thật dễ”.
Chúng ta vẫn thườngnghĩ rằng: “Người giàu kiếm tiền thật dễ”.
Dưới đây là một vài điều mà chúng ta thường hiểu lầm về tiền bạc. Làm giàu chưa bao giờ dễ dàng cả. Tuy vậy, nếu có một cái nhìn đúng đắn hơn về nó, bạn hoàn toàn có thể tự thiết lập cho mình một “bản đồ” để tự mình đi đến sự giàu có.
1. Bản thân tiền bạc hoàn toàn vô giá trị
Tiền chỉ có giá trị bởi vì nó có thể mua được những thứ bạn muốn. Do đó, tiền chưa bao giờ là mục đích cuối cùng cả, bạn phải dùng nó để đạt được mục đích khác.
Hãy dùng tiền để đầu tư, để tiết kiệm cho một thời điểm tăm tối nào đó trong cuộc đời. Hãy ủng hộ một tổ chức nào đó có ý nghĩa đối với bạn. Chức năng của tiền vốn là để trao đổi mà!
Một tờ vào heo đất này, một tờ mua cổ phiếu này…
Đừng trữ tiền khư khư trong nhà mà hãy dùng nó để liên kết với mọi người.
“Tiền cũng như tình yêu vậy, người cứ ôm khư khư nó sẽ chết dần chết mòn trong đau đớn, nhưng người biết biến nó thành người bạn tốt sẽ có một cuộc đời thực sự tươi sáng” – Khalil Gibran, tác giả nổi tiếng người Mỹ.
2. Dòng tiền “thông minh” lưu thông rất chậm
Những nhà quản lý tiền thành công nhất thế giới suy nghĩ rất chậm trước khi hành động. Đơn giản là vì để cho ra một quyết định đúng đắn, bạn phải có những khoảng dừng và suy nghĩ.
Một quyết định đầu tư tốt nhất đòi hỏi bạn nhiều thời gian để ngẫm nghĩ.
Có thể bạn nghĩ ngược lại do đã từng xem các bộ phim như “Sói già phố Wall”, nhưng những gì bạn thấy chỉ là sự đầu cơ tích trữ, không phải là đầu tư. Warren Buffett không những chậm trong việc bắt đầu, mà còn chậm trong việc kết thúc.
Một quyết định đầu tư tốt nhất đòi hỏi bạn nhiều thời gian để ngẫm nghĩ. Đừng bị dao động bởi bất kì sự kiện hay sự thành công nào đó của một sản phẩm, và vội vàng đổ tiền vào hay rút ra ngay giữa cuộc chơi.
3. Kiếm tiền là một công việc chán phèo
Khi những người giàu có chia sẻ kinh nghiệm trên các phương tiện truyền thông, ta chỉ thấy được sự ly kì và thành công đến một cách bất chợt (mà phần lớn chúng ta không thể nào có được). Đừng bị lừa.
Đếm tiền chán quá các bác ạ!
Đối với đa số mọi người, làm ra một đống tiền cũng như ngồi chờ bức tranh khô màu vậy. Thành công được tạo nên và duy trì bởi hàng nghìn “công đoạn”, và luôn luôn hướng về mục tiêu lâu dài.
Bạn đầu tư, bạn thu lãi, sau đó lặp lại quá trình đó từ năm này sang năm khác. Không hề có một cái gì kịch tính ở đây cả.
4. Phải biết cách từ chối
“Không làm gì” thường là điều đúng đắn nên làm. Có khối thứ chói sáng rực rỡ hào nhoáng khiến bạn muốn tiêu tiền, nhưng nên nhớ, tương lai bạn đáng giá hơn chúng rất nhiều.
Từ chối gần như toàn bộ những “cơ hội” liên quan đến tiền xuất hiện trong cuộc sống, đó chính là chìa khóa thành công trong lĩnh vực tài chính. Phần lớn chúng ta quá phung phí những gì mình có.
“Học cách nói “Không” với những thứ tốt để có thể nói “có” với thứ tốt nhất” – John C.Maxwell.
5. Bạn cần có một môi trường mang tính ủng hộ
Con người xét cho cùng cũng chỉ là sinh vật trong tự nhiên, nên chúng ta luôn hướng đến sự hòa nhập.
Nếu như đã học được điều cơ bản qua những sự thật nêu trên, bạn vẫn sẽ bị “sấp mặt” như chơi nếu xung quanh toàn những người không ủng hộ cuộc sống tài chính mới của mình.
Họ sẽ kéo đổ những gì bạn dựng nên, không phải do họ xấu, mà là do môi trường có tác động lớn đến cảm xúc và cách suy nghĩ của ta, từ đó ảnh hưởng đến cả cách cư xử với mọi thứ. Con người xét cho cùng cũng chỉ là sinh vật trong tự nhiên, nên chúng ta luôn hướng đến sự hòa nhập.
Nếu tình huống đó xảy ra, bạn phải thực sự quyết đoán. Hãy chuyển việc, nếu cần! Gặp gỡ những người bạn mới biết cách “tiêu tiền” và chỉ tập trung vào mục tiêu cuối cùng là thay đổi tình hình tài chính bản thân.
Cuối cùng bạn cũng sẽ thu hút được những người có cùng chí hướng thôi.