1. Khi con đang đói bụng
Lúc này, lượng đường huyết của con đang thấp nên dễ bị choáng, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến đột quỵ do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết.
2. Khi bé vừa ăn no
Ngược lại, khi bé ăn no, kích thước dạ dày đang lớn hơn bình thường nên áp lực nước tác động vào bụng bé sẽ khiến con dễ bị nôn trớ. Hơn nữa, tắm ngay sau khi ăn sẽ làm các mạch máu trên da giãn nở, lưu lượng máu tới da tăng lên thay vì tập trung cung cấp cho hệ tiêu hóa. Điều này về lâu dài có thể khiến bé bị đau dạ dày và cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của con.
3. Khi bé đang mệt mỏi
Khi cơ thể mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Nếu tắm vào thời điểm này (nhất là tắm nước lạnh) có thể khiến trẻ mệt mỏi hơn, dễ bị cảm lạnh, choáng váng, thậm chí có thể gây ra tử vong.
Vì thế, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, nếu thấy con đang mệt mỏi, quấy khóc thì nên ôm bé một lúc để làm bé dịu đi, nghỉ ngơi 1 lúc để cảm thấy đỡ mệt trước khi tắm cho bé để con dễ chịu hơn.
4. Khi bé đang bị cảm, tiêu chảy
Lúc này cơ thể bé đang rất mệt, nếu tắm cho bé sẽ khiến cơ thể con phải hoạt động nhiều hơn, tình trạng bệnh thậm chí vì thế mà trầm trọng hơn. Thế nên mẹ vẫn có thể vệ sinh cho con, nhưng thay vì tắm thì hãy lau người nhanh cho bé bằng nước ấm và thay quần áo sạch sẽ, như thế sẽ giúp con được nghỉ ngơi nhiều hơn.
5. Tắm sau khi tiêm phòng
Nước tắm thường không hoàn toàn sạch nên khi vị trí kim tiêm trên da bé tiếp xúc với nước sẽ xảy ra khả năng nhiễm khuẩn, các vi khuẩn trong nước dễ xâm nhập vào cơ thể con qua vết tiêm. Vì thế, khi cho bé đi tiêm phòng về, mẹ có thể vệ sinh cơ thể bé bằng cách lau nước ấm và tránh vùng da vừa bị tiêm của bé ra để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau khi tắm cho con:
Không cho bé vào phòng điều hòa ngay sau khi tắm
Khi bé tắm xong, cơ thể con đang ấm áp, các lỗ chân lông giãn nở, nếu vào phòng lạnh đột ngột sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự lưu thông máu, tim và huyết áp của con; khiến máu lưu thông tới não chậm, dễ gây tai biến. Hơn nữa, vào phòng lạnh đột ngột có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, khó thở, suy hô hấp và có trường hợp gây tử vong.
Lưu ý trình tự tắm – gội
Mẹ nên rửa mặt cho bé đầu tiên, sau đó tắm toàn thân và cuối cùng là gội đầu cho bé. Không nên gội đầu trước vì dễ khiến cách mạch máu trên đầu khó lưu thông do chênh lệch nhiệt độ đột ngột, làm con bị chóng mặt, choáng váng.
Không tắm khi bé có vết thương hở trên da
Nếu bé có vết thương hở trên da, bị bỏng, lở loét,… thì mẹ không nên cho bé ngâm trong bồn nước vì có thể khiến vết thương bị nhiễm khuẩn, gây biến chứng nặng nề hơn. Thay vào đó, mẹ có thể lau rửa bằng nước sạch, ấm, tránh vùng da tổn thương bị dính nước.
Không bế bé ra gió khi tắm xong
Tương tự như trường hợp vào phòng lạnh sau khi vừa tắm, đưa bé ra gió cũng dễ khiến con mất nhiệt, dễ bị cảm, nhức đầu chóng mặt.
Tắm trong phòng kín gió, ấm áp
Ngay cả mùa đông hay mùa hè, khi tắm cho bé mẹ cần đặc biệt lưu ý tới nhiệt độ của nước thích hợp và tắm nơi kín gió, tắm nhanh, tránh ngâm quá lâu trong nước, tắm trước khi ngủ hoặc ăn 1 – 2 tiếng để bé dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Ngọc Diệp
>> Xem thêm:
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Nguy hiểm khôn lường của thuốc kháng sinh với trẻ nhỏ
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.