1. Hoạt động thể chất hàng ngày
Bạn nên vận động ít nhất 60 phút/ngày, bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như chạy bộ, chơi tennis, đá bóng, tập yoga…Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động thể chất đối với sức khỏe, bạn nên tập thể dục đều đặn. Mỗi môn thể thao có những hiệu quả riêng cho sức khỏe và tùy vào thể trạng của bạn, bạn có thể tập trung vào những loại riêng. Ví dụ, bạn cần nâng cao chức năng phổi, bơi là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Bạn muốn củng cố sức khỏe tim mạch, đi bộ hoặc chạy bộ là việc làm không thể bỏ qua.
2. Uống nhiều nước và chọn nước uống có lợi cho sức khỏe
70% cơ thể là nước. Bạn cần phải uống nhiều nước tương đương với khối lượng nước trong cơ thể bạn, khoảng 2 lít nước/ngày. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến việc chọn uống những loại nước có lợi cho sức khỏe. Nước lọc là lựa chọn an toàn nhất cho mọi đối tượng. Ngoài ra, tùy thuộc vào thể trạng cơ thể, bạn có thể sử dụng các loại nước, sữa, sinh tố dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe. Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên sử dụng các loại nước có ga, đường và nhiều thành phần tạo mùi, màu đóng hộp, đặc biệt là người bị bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp.
3. Ăn nhiều rau và quả
Ăn nhiều rau và quả có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh liên quan đến mắt, da, tim mạch và thậm chí là bệnh ung thư. Lý tưởng nhất, bạn nên ăn 2 khẩu phần trái cây và 5 khẩu phần rau mỗi ngày. Bạn cũng nên ăn trái cây tươi thay vì ăn những đồ ăn vặt có nhiều đường và dầu mỡ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tim mạch của mình tốt hơn.
4. Không ngồi nhiều và nhìn màn hình TV, máy tính nhiều
Ngồi nhiều đồng nghĩa với việc lười hoạt động và nhìn nhiều máy tính có thể ảnh hưởng đến thị lực. Đó là lý do tại sao bạn nên tự cân nhắc, điều chỉnh hoạt động của mình để những thói quen kia không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của bạn. Ví dụ, nếu bạn làm công việc văn phòng, bạn nên tập thể dục vào các ngày cuối tuần và sau giờ làm. Thậm chí, ở văn phòng bạn cũng nên vận động thường xuyên bằng cách đi cầu thang bộ hoặc thư giãn chân tay, cổ, mắt ngay tại ghế làm việc.
5. Ăn ít đồ ăn chế biến sẵn và chứa nhiều dầu mỡ, đường
Các đồ ăn chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ, đường là nguyên chính của nhiều căn bệnh hiện nay như bệnh béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, lão hóa sớm…Tất nhiên, bạn không thể loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm trên ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Nhưng bạn nên chú ý đến việc áp dụng một chế độ ăn có calo phù hợp, ít dầu mỡ, ít đường và nhiều rau, củ, quả.
Nguyễn Mai – Nguồn: HK
(Theo Congluan.vn)
(Theo Congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.