5 vùng văn hóa thiểu số ở Đông Nam Á

0
106

Du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn được tìm hiểu văn hóa bản địa.

  • 1

    Chăm

    Người Chăm gốc xưa kia sống ở vương quốc Chăm-pa, miền Trung – Nam Việt Nam và tới nay những di tích Chăm-pa này vẫn còn lưu lại kéo dài từ Đà Nẵng tới Phan Rang. Ngày nay, nếu muốn tìm hiểu văn hóa của dân tộc Chăm-pa, du khách vẫn có thể tới thăm các nhóm nhỏ người Chăm sống ở Việt Nam hoặc số lượng lớn hơn lên tới cả triệu người sống ở Campuchia, nơi họ vẫn tiếp tục giữ vững các giá trị văn hóa cổ truyền và truyền thống theo đạo Hồi.

     


    5 vùng văn hóa thiểu số ở Đông Nam Á - 1
  • 2

    H’Mông

    H’Mông là một trong những dân tộc đông đúc nhất, sống ở những triền đồi quanh khu vực sông Mekong, trải rộng từ Bắc Lào, Bắc Việt Nam, Thái Lan tới Vân Nam. Các nhóm người H’Mông được phân chia theo màu sắc trên trang phục, bao gồm: người Mông đen, Mông trắng, Mông đỏ và Mông Hoa. 
     
    Lộ trình khám phá văn hóa dân tộc H’Mông thú vị nhất vẫn là ở Tây Bắc Việt Nam, tại các làng bản Bắc Hà nơi người Mông Hoa sinh sống. Trang phục của họ là rực rỡ nhất với những tấm vải nhuộm, đính hạt rực rỡ và nhiều trang sức bạc lấp lánh. 
     
    5 vùng văn hóa thiểu số ở Đông Nam Á - 2
  • 3

    Gia Rai

    Gia Rai là dân tộc thiểu số nổi tiếng sống ở Tây Nguyên, Việt Nam; Đông Bắc Campuchia và Nam Lào. Các ngôi làng thường được đặt tên theo tên con sông ở gần nhất hoặc theo tên người tù trưởng. Nhà rông, ngôi nhà chung của cả tộc được đặt ở trung tâm, dành cho những công việc quan trọng trong làng bản. 
     
    5 vùng văn hóa thiểu số ở Đông Nam Á - 3
  • 4

    Dao

    Người Dao (hay Dzao) là dân tộc thiểu số sống chủ yếu tại Việt Nam, Lào, Thái Lan và Vân Nam, Trung Quốc. Người Dao có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và giữ những tập tục hiến tế lợn, gà. Họ cũng nổi tiếng với những chiếc váy màu sắc rực rỡ được dệt tay, đính hạt hay đính các đồng xu bạc. Người phụ nữ được cho là giàu có tính theo số đồng xu bà ta mang trên người. Với nhiều tập quán truyền thống độc đáo, hầu như chưa thay đổi theo văn minh hiện đại, các lộ trình tới miền Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan hay Vân Nam, Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của “phượt thủ” thích khám phá. 

    5 vùng văn hóa thiểu số ở Đông Nam Á - 4
  • 5

    Karen

    Karen là dân tộc lớn nhất ở vùng núi Thái Lan, với số lượng lên tới hơn 300.000 người. Có bốn nhóm chính là Karen trắng, Pwo Karen, Karen đen và Karen đỏ. Dân tộc này còn được gọi là “tộc người cao cổ” vì có tập quán đeo những chiếc vòng cổ vàng cực nặng để kéo dài cần cổ ra theo thời gian. 

    5 vùng văn hóa thiểu số ở Đông Nam Á - 5
  • 6

    Những điều cần chú ý khi du lịch khám phá văn hóa dân tộc thiểu số:

    1. Luôn hỏi xin phép trước khi chụp hình người dân tộc.

    2. Không tự ý đụng chạm vào những vật linh thiêng trong làng hay những thứ được treo trên cây.

    3. Tránh thay quần áo khi cửa sổ mở

    4. Không tán tỉnh dân bản.

    5. Không quá chén hay hút thuốc mà không rõ nguồn gốc do người dân tộc đưa.